Bất động sản du lịch Việt Nam: tổng quan và xu hướng

15/05/2011

Mặc dù thị trường du lịch Việt Nam chưa phát triển bằng các nước trong khu vực, nhưng đã có những bước tiến đáng kể trong vài năm gần đây. Đứng đầu là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm vui chơi giải trí cùng các điểm đến lịch sử và tôn giáo.

Thực trạng bất động sản du lịch Việt Nam

Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đóng vai trò chủ chốt trong ngành du lịch. Giờ đây, Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi về số lượng các sản phẩm bất động sản, cả nội địa lẫn quốc tế. Thị trường đã đạt tới mức độ mong đợi, đáp ứng nhu cầu du lịch nội địa và trong tương lai chúng ta có quyền nghĩ đến việc mở rộng và phát triển hầu hết các mảng.

Đã có nhiều trung tâm vui chơi giải trí được mở ra, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những nơi như thế trở thành điểm đến thích hợp cho các chuyến đi trong ngày, trở thành nền tảng cơ bản cho những dự án giải trí quy mô lớn trong tương lai. Nhìn chung, các điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các địa điểm lịch sử, tôn giáo như đình chùa, làng bản và các khu nghỉ dưỡng ven biển.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Kết quả đã đạt được và xu hướng thị trường

Các thương hiệu quốc tế đầu tư vào Việt Nam những năm qua giúp cho thị trường trong nước phát triển và du lịch nghỉ dưỡng bắt đầu khởi sắc. Thể hiện rõ nét là việc phát triển bất động sản khách sạn như Fusion Maia Đà Nẵng, khu biệt thự nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort hoặc các khách sạn Art deco như khách sạn De L’ Opera Hà Nội mới khai trương gần đây, thuộc Accor’s M-Gallery. Đồng thời, các công ty quản lý khách sạn cũng đang nổi lên như khách sạn Collection Indochine, điều hành các khu nghỉ dưỡng Ana Rasa Ninh Bình và Ana Mandara Huế.

Chất lượng sản phẩm và mức dịch vụ sẽ được chú trọng khi nhu cầu về thị trường du lịch trong tương lai tăng lên đồng thời với việc cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Trong 12 tháng tới, sẽ có nhiều nhà đầu tư quốc tế rót vốn vào Việt Nam với sự xuất hiện của các tên tuổi nổi bật như Hyatt Regency Đà Nẵng, Intercontinental Hà Nội Landmark, JW Marriott Đà Nẵng Resort, Pullman Đà Nẵng Beach và Sheraton Hội An Resort. Cho đến năm 2012, nhiều nhãn hiệu quốc tế sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam với các dự án như Le Meridien Sài Gòn, Westin Cam Ranh Bay hoặc Four Seasons Cham Island ở Đà Nẵng. Các nhà đầu từ khu vực mở rộng thị trường tại Việt Nam có U-hote thuộc AHS của Thái Lan và ARIVA của Singapore. Đồng thời, các nguồn đầu tư nội địa cũng sẽ phát triển trong giai đoạn 2011 – 2012. Trong tương lai gần, các khu nghỉ dưỡng sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam. Nhiều dự án lớn đang được triển khai như MGM Grand Hồ Tràm và tổ hợp Happyland Complex Ben Luc ở thành phố Hồ Chí Minh, hay dự án Flamboyant ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Sự phát triển này mang lại áp lực cho các nhà đầu tư nhưng vẫn còn nhiều nhu cầu chưa được phát triển như du lịch cắm trại và nhà lưu động, các chuyến khám phá và hoạt động ngoài trời, những hoạt động phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa  hình Việt Nam. Du lịch bằng xe máy và xe ngựa, những hoạt động tiên phong cho du lịch ngoài trời đã giúp cho nhiều khu vực miền núi phát triển. Các lĩnh vực chưa được khai thác có thể thao dưới nước, thuyền buồm và các chuyến thám hiểm trên biển. Công nghiệp tàu thuyền và các bến cảng lớn ở Việt Nam đang được nâng cấp, do vậy, chúng ta có thể mong chờ vài tàu thuyền lớn như Princess Cruise và Carnival Cruise sẽ thêm Việt Nam vào danh sách các điểm đến của họ.

Viễn cảnh cho khách du lịch

Du khách nội địa ngày càng có nhu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm du lịch. Lý do là nhiều người Việt Nam đã du lịch tới nhiều nơi trên thế giới và có không ít du khách đã trải nghiệm các dịch vụ quốc tế ngay tại nước mình. Du khách sẽ có những lựa chọn sản phẩm và giá cả tốt hơn. Đây là tin tốt cho thị trường du lịch vì yêu cầu chất lượng hướng vào người sử dụng sẽ làm tăng nhu cầu cho các nhà đầu tư rót vốn. Với các sản phẩm chất lượng tốt hơn và dịch vụ cao cấp hơn, giá cả cao hơn cũng dễ dàng được chấp nhận. Ngược lại, khách hàng có thể mua được dịch vụ và sản phẩm với giá cao hơn có nghĩa là nhiều dự án du lịch phát triển hơn trước, biến ngành du lịch trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

RELATED ARTICLES