Tàu điện ngầm và câu chuyện văn hoá “ngược đời” ở Đức

01/08/2024

Dù là cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới, Đức cũng có vấn đề của riêng mình. Hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện ngầm, đã trở thành một điểm yếu đáng kể, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia này trong mắt cả người dân và du khách.

Trong khi người Đức nổi tiếng với sự đúng giờ đến nỗi nó trở thành một phần bản sắc dân tộc, thì Deutsche Bahn, biểu tượng của công nghệ tân tiến, lại thường xuyên làm thất vọng những hành khách luôn đặt sự chính xác lên hàng đầu.

Bài liên quan

Nơi công nghệ hiện đại và sự chậm trễ song hành

Niclas Fullkrug, tiền đạo của đội tuyển Đức, đã gặp phải một tình huống dở khóc dở cười khi quyết định đi tàu cao tốc để tham dự sự kiện chụp hình quảng bá cho đội tuyển Đức trước EURO 2024. Dù xuất phát sớm để đảm bảo kịp giờ, những thông báo trễ giờ liên tục trên tàu đã khiến anh đến nơi muộn hơn dự kiến nhiều.

Hệ thống tàu điện ngầm được đánh giá đang ngày càng xuống cấp

Hệ thống tàu điện ngầm được đánh giá đang ngày càng xuống cấp

Anh đã xuất phát sớm để đảm bảo kịp giờ, nhưng điều này nghe qua có vẻ ngược đời, thực tế sự thật là Fullkrug ngồi "tàu cao tốc", kết quả cuối cùng thì anh vẫn đến nơi "chậm hơn nhiều" so với thời gian dự kiến. Fullkrug không hề lo xa khi quyết định đi sớm. Trên hành trình dài 500 km, anh liên tục phải nghe thông báo về ga trễ từ loa phóng thanh trên tàu. Quan trọng hơn, tình trạng quá tải hành khách không phải nguyên nhân hàng đầu dẫn tới điều đó.

Sự chậm trễ của các chuyến tàu làm nhiều người lo ngại và ảnh hưởng đến văn hoá của người Đức

Sự chậm trễ của các chuyến tàu làm nhiều người lo ngại và ảnh hưởng đến văn hoá của người Đức

Đức, đất nước nổi tiếng với sự kỷ luật và đúng giờ, lại đang phải đối mặt với một nghịch lý: hệ thống tàu điện, biểu tượng của công nghệ hiện đại, thường xuyên hoạt động không ổn định. Sự chênh lệch giữa lý tưởng và thực tế này đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng dịch vụ công cộng ở một quốc gia phát triển.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đường sắt Đức từ niềm tự hào trở thành nỗi lo

Deutsche Bahn từng được xem là một trong những nhân tố làm nên thành công của World Cup 2006 tại Đức. Hệ thống đường sắt cao tốc khi ấy vận hành trơn tru nhờ lượng du khách quốc tế ở mức vừa phải, đặc biệt từ khu vực ngoài châu Âu. Nhưng EURO 2024 lại là một câu chuyện khác, vì Deutsche Bahn lúc này phải chuyên chở người của 23 quốc gia châu Âu khác đổ về Đức.

Một số khu nhà ga, đường ray không thể sử dụng trong thời gian nâng cấp

Một số khu nhà ga, đường ray không thể sử dụng trong thời gian nâng cấp

Thảm họa mang tên Deutsche Bahn bắt đầu vào ngày 14/6, cũng là ngày khai mạc EURO 2024. Lượng hành khách gia tăng đột biến trên mọi chuyến đi khiến toàn bộ hệ thống đường sắt Đức ách tắc. Chính quyền các địa phương đã thông báo cho các nhà ga về viễn cảnh này, nhưng họ vẫn không thể làm dịu đi tình hình.

Đức là một trong những quốc gia có mạng lưới đường sắt phát triển bậc nhất thế giới. Theo thống kê từ Bộ Giao thông Đức, hệ thống đường sắt của quốc gia này có tổng chiều dài vào khoảng 32.000 km, tương đương 4/5 chu vi Trái Đất. Nhưng khoảng một nửa trong số đó là những tuyến đường ray có tuổi đời hơn 70 năm, chưa thể mở rộng và nâng cấp trong tương lai gần.

Những tuyến đường ray cũ chằng chịt tại Đức đồng nghĩa với một sự thật: Tàu điện cao tốc buộc phải giảm tốc độ mỗi khi chạy trên hệ thống này. Bên cạnh nhu cầu ngày một tăng cao của việc vận tải hành khách và hàng hóa trên đường sắt, Deutsche Bahn dần lâm vào tình trạng trì trệ. Những chuyến đi bị trễ đến hàng giờ đồng hồ xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Thống kê chính thức từ Bộ Giao thông Đức cho thấy, chỉ có chưa đến 2/3 số chuyến tàu điện tại Đức đến đúng giờ trong tháng 6/2024. Tỷ lệ này tại Áo và Pháp lần lượt là 94% và 87%. Xét về nguyên nhân sâu xa, lý do chính khiến Đức không thể nâng cấp hệ thống đường sắt cũ đến từ việc thiếu vốn đầu tư. Chính phủ Đức đã tiến hành cổ phần hóa công ty đường sắt quốc gia từ 3 thập niên trước, nhưng không thể thu hút tư nhân rót vốn vào. Chính phủ cũng chỉ có thể xắn tay vào giải quyết ở một mức độ nhất định, giữa hàng loạt vấn đề cấp bách hơn.

Những tuyến đường ray có tuổi đời hơn 70 năm, chưa thể mở rộng và nâng cấp trong tương lai gần

Những tuyến đường ray có tuổi đời hơn 70 năm, chưa thể mở rộng và nâng cấp trong tương lai gần

Theo ước tính của chính phủ Đức, họ cần khoảng 40 tỷ euro nhằm nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt cũ. Số tiền này được lấy từ ngân sách liên bang, kết hợp với nguồn tiền của mỗi bang chi ra. Có khoảng 40 khu vực "cao điểm" được lựa chọn để nâng cấp đầu tiên, bao gồm sửa chữa hạ tầng cũ, cũng như xây dựng hệ thống đường ray mới nằm song song.

Trong khoảng thời gian nhiều nhà ga và đường ray của Deutsche Bahn được nâng cấp, Chính phủ Đức khuyến cáo tình trạng tắc nghẽn có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Lý do bởi một số khu nhà ga, đường ray không thể sử dụng trong thời gian nâng cấp. Điều đó khiến lưu lượng người di chuyển qua những hạ tầng cũ tiếp tục tăng lên, khiến tần suất chậm chuyến cũng tăng.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES