Chợ phiên trên dòng sông băng Thames

17/04/2018

Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19, Bắc bán cầu bị ảnh hưởng bởi Kỷ Băng Hà. Nhiệt độ giảm trên toàn thế giới, mùa hè trở nên lạnh giá và ẩm ướt trong khi mùa đông ngày càng lạnh hơn, dài và khắc nghiệt hơn.

Ở dãy núi Alps, Thụy Sĩ, sông băng xâm lấn phá hủy đất nông nghiệp và làng mạc. Kênh rạch và sông ngòi ở Vương quốc Anh và Hà Lan đóng băng gây cản trở tàu bè qua lại. Phần lớn Greenland bị chia cắt bởi biển băng trong ba trăm năm. Vụ mùa thất bại, nhiều thuộc địa Bắc Âu ở Greenland bị chết đói và biến mất.

 

 

Trong khi nạn đói và cái chết trở nên phổ biến trên khắp châu Âu, người ta bắt đầu nghĩ đến chuyện "tranh thủ" thời tiết lạnh giá và các con sông băng để chơi các môn thể thao mùa đông ngoài trời, trượt băng cũng trở thành hoạt động tiêu khiển phổ biến.

 

Tại London, ngay cả dòng sông Thames hùng vĩ cũng bị đóng băng. Theo số liệu lịch sử, từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19, sông Thames đóng băng trong hơn 20 lần. Lần tệ nhất trong lịch sử nước Anh là vào mùa đông năm 1683-1684, sông Thames hoàn toàn đóng băng trong 2 tháng.

 

 

Đối với người dân London, tình trạng đóng băng của dòng sông là sự kiện đáng ăn mừng. Ngay khi băng đủ dày để chịu được trọng lượng lớn, những người bán hàng rong vội vàng dựng lều, bán mọi thứ từ đồ lưu niệm, thức ăn đến dịch vụ cắt tóc. Một người thậm chí đặt cả máy in trên băng và xuất bản một cuốn sách 124 trang. Các hoạt động và chương trình giải trí tại hội chợ có huấn luyện và đua ngựa, kịch con rối, chạy xe trượt tuyết, bowling,…. Ghi chép về hội chợ cho biết, năm 1683 - 1684, người ta còn mở tiệc với trung tâm là con con bò đực thiến nướng trên ngọn lửa to. Ngay cả gia đình Hoàng gia, Vua Charles và Nữ hoàng cũng tham gia hội chợ nói chung và sự kiện bò nướng kể trên. 

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

Hình ảnh minh họa sông Thames đóng băng năm 1683

 

 

Hình ảnh minh họa sông Thames đóng băng năm 1684

 

Các hội chợ trên sông Thames thường ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài ngày. Vì một vài lý do mà hội chợ thường được tổ chức trong khoảng thời gian cuối mùa đông, trước khi băng bắt đầu tan.

 

Trong một kỳ hội chợ năm 1739, một tảng băng sụp đổ, nuốt chửng lều và con người. Vào tháng Giêng năm 1789, băng tan chảy quá nhanh, kéo theo con tàu đang neo bằng ngôi nhà ven sông, kéo theo tòa nhà xuống, năm người bị nghiền nát và chết.

 

 

Những năm 1800, khí hậu ấm dần lên, mùa đông không còn quá lạnh giá. Sông Thames vẫn đóng băng nhưng không còn đủ điều kiện để người dân tổ chức hội chợ nữa. Hội chợ cuối cùng diễn ra năm 1814, hàng nghìn người đã tụ tập lại để xem một con voi trưởng thành đi bộ ngang qua dòng sông đóng băng. 

 

Việc phá dỡ cầu London cũ năm 1831 và xây dựng một cái mới cũng góp phần vào việc băng tan trên sông Thames. Cầu London thời Trung cổ và cột trụ liên kết khá chặt chẽ. Trong mùa đông, những mảnh băng bám vào cột trụ, ngăn cản dòng chảy và khiến con sông dễ đóng băng hơn nữa. Khi con đập mới ở sông Thames đã sẵn sàng, dòng chảy của sông tự do hơn, những ngày sông Thames đóng băng đi vào lịch sử. 

 

 

Hầu hết các món quà lưu niệm bán tại các hội chợ như nữ trang hay đồ chơi đều được gắn nhãn “mua trên sông Thames” và bán gấp đôi, thậm chí gấp ba giá gốc. Đây là một khúc bánh gừng bán ở sông Thames. 

Ngọc Anh (Theo AmusingPlanet)

 

RELATED ARTICLES