Chùa Minh Thành - kiến trúc Nhật Bản giữa phố núi Gia Lai

13/09/2023

Ngôi chùa Minh Thành với mái chóp uốn cong ẩn mình dưới những tàn cây, tiếng chuông chùa u trầm vọng lên thanh thản lòng người. Dạo quanh chùa, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, tận hưởng không gian yên bình, du khách sẽ có những phút giây thư giãn, nhẹ nhàng hơn.

Tọa lạc tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành nổi lên như một viên ngọc quý trong bức tranh du lịch tâm linh của Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1964 dưới sự tâm huyết của Hòa thượng Thích Giác Đạo, ngôi chùa này mang đậm vẻ đẹp kiến trúc pha trộn giữa nét tinh tế của xứ Phù Tang cùng ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung Hoa.

Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành, ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.

Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành, ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.

Mái chóp uốn cong vuốt, điểm bằng những linh vật được đắp nổi như rồng, phụng, mây... càng khiến nơi đây thêm phần cổ kính, ấn tượng. Theo lời kể của chị Ngọc Minh (Gia Lai), nơi đây đã trải qua những biến động của lịch sử, một số kiến trúc của chùa bị xuống cấp, hư hại. Năm 1997, chùa được trùng tu, xây dựng thêm một số công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa. Sau hơn 10 năm trùng tu, chùa Minh Thành đã lột bỏ lớp áo cũ, khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới, đẹp và khang trang hơn nhiều. Không chỉ là một địa điểm tâm linh quan trọng, chùa còn là nơi mà phật tử và người dân địa phương lui tới trong những ngày Rằm hay dịp lễ Tết để cầu an, tìm thấy sự yên bình trong tâm hồn.

Chùa Minh Thành là địa điểm lui tới cầu an của phật tử và người dân địa phương vào những ngày Rằm hay dịp lễ Tết.

Chùa Minh Thành là địa điểm lui tới cầu an của phật tử và người dân địa phương vào những ngày Rằm hay dịp lễ Tết.

Kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành

Ngôi chùa gây ấn tượng mạnh với du khách bởi sự kết hợp độc đáo của kiến trúc Nhật Bản và vẻ cổ kính đầy quyến rũ. Nhìn từ xa, chùa nổi bật giữa phố núi sương mù Pleiku như một cung điện thu nhỏ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bên trong khuôn viên chùa, tượng Phật Bà Quan Âm được đặt chính giữa, xung quanh là những hàng cây cùng những cột đá. Đường đến đại sảnh, du khách sẽ bắt gặp những bức tranh lớn viết về những điều răn dạy của Phật pháp dành cho các Phật tử, chúng sinh.

Nhìn từ xa nơi đây như một cung điện hoàng gia.

Nhìn từ xa nơi đây như một cung điện hoàng gia.

Sân chùa thoáng mát với tiểu cảnh xinh xắn, hồ nước, cây xanh và hoa cỏ tạo nên một không gian hài hòa, phù hợp với sự trang nghiêm của chùa. Kiến trúc của chùa xây dựng theo một hình thức đơn giản của Mandala, với vòng tròn tượng trưng cho đóa sen nở trọn - là căn bản trong vũ trụ luận Mật giáo. Những hoa văn họa tiết được chạm khắc ở đây đều dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo, tạo nên một không gian tinh tế.

Phía trước chánh điện, du khách sẽ thấy tượng đá 18 vị La Hán. Bên phải là bảo tháp xá lợi 9 tầng, với màu sắc sa chu độc đáo, đỉnh tháp nhọn như dấu hiệu đặc trưng của chùa Minh Thành. Nơi đây lưu giữ hơn 10.000 bộ kinh Phật quý giá.

Tượng Phật Bà Quan Âm cùng các tiểu cảnh xanh mát, hài hòa càng tôn lên vẻ đẹp cho ngôi chùa.

Tượng Phật Bà Quan Âm cùng các tiểu cảnh xanh mát, hài hòa càng tôn lên vẻ đẹp cho ngôi chùa.

Bảo tháp với gam màu chủ đạo đỏ và vàng sặc sỡ, trông rất bắt mắt.

Bảo tháp với gam màu chủ đạo đỏ và vàng sặc sỡ, trông rất bắt mắt.

Ngoài ra còn có các công trình khác như phương trượng đường, khách đường và một số công trình khác. Tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn cũng nằm ở phía bên trái chánh điện, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu. Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá được chạm trổ rất tinh xảo, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với những hàng liễu rũ xung quanh mặt hồ. Khung cảnh vừa trang nghiêm, vừa thơ mộng khiến bất kì du khách nào ghé thăm cũng ấn tượng ngay từ lần đầu gặp mặt.

Cổng xuống hồ Liên Trì.

Cổng xuống hồ Liên Trì.

Những cây liễu nhỏ rủ xuống quanh hồ, cả bầu trời in bóng xuống mặt nước tạo thành một khung cảnh rất nên thơ.

Những cây liễu nhỏ rủ xuống quanh hồ, cả bầu trời in bóng xuống mặt nước tạo thành một khung cảnh rất nên thơ.

Tiến Anh (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: "Mình mới đến đây lần đầu và thật sự choáng ngợp trước sự đồ sộ, cùng kiến trúc độc đáo, lạ mắt của nơi đây. Ngôi chùa thanh tịnh, từng ngóc ngách đều khiến khách tham quan phải trầm trồ bởi sự tinh xảo của nó. Mình thích trải nghiệm ngồi ở hồ nước bên những rặng liễu rũ xuống, nhìn đàn cá bơi, lâu lâu nghe tiếng chuông chùa vang lên, cảm giác rất yên bình".

Dạo bước giữa khuôn viên trong sân chùa, bạn sẽ bất ngờ với nhiều mục tiểu cảnh, tượng đá và những bức tượng, phù điêu được chạm khắc tinh xảo.

Dạo bước giữa khuôn viên trong sân chùa, bạn sẽ bất ngờ với nhiều mục tiểu cảnh, tượng đá và những bức tượng, phù điêu được chạm khắc tinh xảo.

Như lạc bước về một chốn cổ xưa nào đấy.

Như lạc bước về một chốn cổ xưa nào đấy.

Cổng và mái có kiến trúc đậm nét xứ Phù Tang kết hợp với Trung Hoa.

Cổng và mái có kiến trúc đậm nét xứ Phù Tang kết hợp với Trung Hoa.

Lưu ý khi tham quan chùa Minh Thành:

- Tránh làm ồn, nên đi nhẹ nói khẽ, không gây mất trật tự trong khuôn viên chùa.

- Không tự ý chạm tay vào đồ vật hoặc thay đổi những vật dụng được dùng để trưng bày trong chùa.

- Khi tham quan, du khách nên lưu ý có một số khu vực không được vào tùy tiện. Bạn có thể hỏi các sư trong chùa để được hướng dẫn.

- Những ngày thường chỉ được tham quan khu vực bên ngoài. Vào ngày mùng 1 hoặc Rằm hằng tháng, chùa mới mở cửa vào tham quan khu vực bên trong.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
RELATED ARTICLES