Chuyện ăn chay trong thế giới hiện đại

11/09/2021

Rất nhiều người khi nói đến lối sống thuần chay vẫn bị thu hút bởi khía cạnh “ăn kiêng” của lối sống này, thực chất, sống thuần chay là một trong những hệ tư tưởng đa dạng và gần gũi nhất với đời sống trong thời kỳ hiện đại.

ăn chay trong thế giới hiện đại

Ở thời điểm hiện tại, khi việc ăn chay không còn là một xu thế hay chỉ là một phong trào như cách đây khoảng 5 năm, việc có cho mình điểm nhìn rõ ràng về lối sống chay là một điều cần thiết. Văn hóa sống “xanh” và bảo vệ môi trường là một trong những điều thúc đẩy những trải nghiệm thuần chay len lỏi vào đời sống thường ngày của mỗi gia đình. Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều cung cấp bữa ăn thuần chay, tất cả các siêu thị đều có bán một số lượng đáng kể các sản phẩm chay phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Nhiều gia đình trẻ cũng đã quen hơn với suy nghĩ không sử dụng thịt trong thực đơn hàng ngày. Cả thế giới dần chấp nhận rằng, việc cắt giảm các sản phẩm động vật ra khỏi chế độ ăn uống đang trở thành biểu tượng của thời đại mới - nơi mà lối sống cân bằng, lành mạnh lên ngôi.

Văn hóa sống “xanh” và bảo vệ môi trường là một trong những điều thúc đẩy những trải nghiệm thuần chay len lỏi vào đời sống thường ngày của mỗi gia đình. (Ảnh: Internet)

Văn hóa sống “xanh” và bảo vệ môi trường là một trong những điều thúc đẩy những trải nghiệm thuần chay len lỏi vào đời sống thường ngày của mỗi gia đình. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, để trở thành một người ăn chay trường, trên thực tế không hề đơn giản như nhiều khẩu hiệu hay bài viết mà ai cũng dễ dàng tìm thấy trên mạng. Để có thể nhận được đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin (đặc biệt là B12) từ chế độ ăn thuần chay là rất khó so với các chế độ ăn thông thường khác. Việc tìm kiếm sự cân bằng trong một chế độ ăn thuần chay, vì thế, cần rất nhiều công sức, thời gian, năng lượng và đôi khi là một nền tảng tài chính đủ vững. Hơn nữa, để có thời gian lập kế hoạch và đảm bảo rằng mình đang cân bằng việc hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có, thật sự là một thử thách rất lớn trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống.

Nhưng thiếu chất dinh dưỡng không phải là điều đáng ngại duy nhất cho sự phát triển của phong trào ăn chay trường. Sự hung hăng của một vài nhóm nhỏ hay các cá nhân riêng lẻ dần tạo nên những phản ứng ngược, một lời quảng cáo khủng khiếp gửi đến những người muốn tìm hiểu về chủ nghĩa thuần chay. Rất khó để tìm được một bài viết khách quan về phong trào ăn chay hay một bài chia sẻ kinh nghiệm đơn thuần, mà không phải đọc những bình luận chế giễu theo chiều hướng tiêu cực từ cả hai phía. Sự bất đồng này có cội rễ từ việc, rất ít người thực sự hiểu về đời sống thuần chay hoặc thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày.

Sự hung hăng của một vài nhóm nhỏ hay các cá nhân riêng lẻ dần tạo nên những phản ứng ngược, một lời quảng cáo khủng khiếp gửi đến những người muốn tìm hiểu về chủ nghĩa thuần chay. (Ảnh: Internet)

Sự hung hăng của một vài nhóm nhỏ hay các cá nhân riêng lẻ dần tạo nên những phản ứng ngược, một lời quảng cáo khủng khiếp gửi đến những người muốn tìm hiểu về chủ nghĩa thuần chay. (Ảnh: Internet)

Ăn chay có đồng nghĩa với sống “xanh”?

Việc ăn chay thực tế không hoàn toàn là một biểu hiện của “lối sống xanh” như nhiều người lầm tưởng. Sản xuất và tiêu thụ loại thực phẩm như bơ và các sản phẩm làm từ đậu nành (thực phẩm chủ yếu trong chế độ chay của nhiều cá nhân) đang gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và tạo ra lượng khí thải carbon lớn hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp thực phẩm từ động vật. Theo WWF: “Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, ngành công nghiệp đậu tương sẽ gây nạn phá rừng trên diện rộng, cùng với sự di dời của các hộ nông dân nhỏ và người dân bản địa trên toàn cầu”. Thậm chí, lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất đậu tương, cộng với lượng khí thải tạo ra trong quá trình vận chuyển và sản xuất sản phẩm từ đậu tương, còn tạo ra những ảnh hưởng tồi tệ đến Trái Đất hơn nhiều ngành công nghiệp nặng hàng đầu. Cùng với đó, những người ăn chay “thái quá” và thực đơn chay của họ dành cho động vật, trẻ nhỏ còn tạo ra ảnh hưởng tiêu cực ở tầm mức cao hơn nhiều so với những người có chế độ ăn khác.

Vì thế có lẽ, để có thể tìm ra một hình thức phù hợp nhằm tác động tích cực đến chế độ ăn uống của con người nói riêng và đến lợi ích của cả hành tinh nói chung, chúng ta phải bắt đầu từ quy mô nhỏ hơn, sâu sắc và cởi mở hơn. Cách duy nhất để đảm bảo sự ủng hộ của một phần lớn dân số là thực hiện cách tiếp cận nhẹ nhàng, cùng những thay đổi phù hợp đối với chế độ, thay vì lên án người khác vì chế độ ăn của họ khác với mong muốn của mình.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Ảnh: YenduFarm

Ảnh: YenduFarm

Để không phải trốn chạy khỏi việc ăn chay

Vào năm 2019, một báo cáo do quỹ EAT phát hành đã chỉ ra tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn uống của chúng ta. Giáo sư Walter Willett tuyên bố rằng: “Việc chuyển đổi sang chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2050 sẽ đòi hỏi sự thay đổi chế độ ăn uống đáng kể. Mức tiêu thụ trái cây, rau, quả hạch và các loại đậu trên toàn cầu sẽ phải tăng gấp đôi; và tiêu thụ các loại thực phẩm như thịt đỏ và đường sẽ phải giảm hơn 50%. […] Chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ít thực phẩm nguồn động vật mang lại cả lợi ích về sức khỏe, cộng đồng, và sẽ những bước đầu tiên giúp cải thiện vấn đề môi trường của thế giới”.

Một điều mà báo cáo trên thực sự nhấn mạnh là sự cần thiết phải tập trung vào sức khỏe và dinh dưỡng thông qua chế độ ăn chay, nhưng cùng lúc đó phải đi kèm với việc tăng cường tính bền vững của cấu trúc thực đơn mới. Để thông báo chính xác cho mọi người về các chất dinh dưỡng họ cần, sẽ phải tiến hành một cuộc đại tu hệ thống giáo dục của chúng ta. Sức khỏe và sự bền vững phải cùng tồn tại - nếu chúng ta muốn thực hiện bất kỳ thay đổi lớn và lâu dài nào đó trên tầm cỡ toàn nhân loại.

Ảnh: YenduFarm

Ảnh: YenduFarm

Hơn nữa, giá thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nguồn gốc tự nhiên và tốt cho sức khỏe phải được hạ thấp để giúp số đông dễ tiếp cận hơn. Minh chứng cho điều này có thể dễ dàng thấy ở các quốc gia phương Tây, khi một chai nước trắng có giá gấp hai lần những chai nước ngọt và một hộp salad thì có giá trị ngang bằng đến hai chiếc cánh gà. Rất khó để người thu nhập thấp nghĩ đến sức khỏe của họ, khi lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe đồng nghĩa với việc chấp nhận gia đình mình bị đói. Làm đúng những điều này và chúng ta có thể có cơ hội thuyết phục nhiều người hơn rằng: đời sống thuần chay là con đường tốt đẹp và đúng đắn mà nhân loại cần hướng đến trong tương lai.

Thay đổi chế độ ăn, giảm lượng thịt và sản phẩm từ động vật từng chút một khỏi chế độ ăn hàng ngày cũng là bước tiến lớn với nhiều người. Đó là cách duy nhất để số đông mong muốn tham gia và không cảm thấy bị ép buộc với lối sống thuần chay đầy lạ lẫm. Thay đổi không thể diễn ra trong một sớm một chiều; đối với nhiều người, việc ngừng tiêu thụ thịt là điều bất khả, nhưng để tránh những căn bệnh gây ra bởi sản phẩm từ động vật, có thể họ sẽ mở lòng với một thực đơn nhiều sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn.

Thay đổi chế độ ăn, giảm lượng thịt và sản phẩm từ động vật từng chút một khỏi chế độ ăn hàng ngày cũng là bước tiến lớn với nhiều người. (Ảnh: YenduFarm)

Thay đổi chế độ ăn, giảm lượng thịt và sản phẩm từ động vật từng chút một khỏi chế độ ăn hàng ngày cũng là bước tiến lớn với nhiều người. (Ảnh: YenduFarm)

Nhiều ngành công nghiệp của con người trên khắp thế giới còn được xây dựng dựa trên sản xuất sữa hoặc thịt. Việc ngừng sản xuất hoàn toàn ở những khu vực này sẽ tạo ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Nếu nhìn vào số liệu, hàng triệu gia đình và hàng tỷ người đang sống dựa vào chính những ngành công nghiệp mà người ăn chay trường theo đường lối cứng rắn đang tìm cách giải tán. Chúng ta không thể đe dọa những sinh kế này, nếu ta muốn thu hút số đông tham gia một phong trào tốt cho sức khỏe và tương lai của loài người. Để thu hút sự quan tâm của mọi người, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bắt đầu bằng các đề xuất, chẳng hạn như một hoặc hai bữa ăn chay mỗi tuần. Thay đổi nhỏ hoàn toàn có thể trở thành một phần của bước tiến mới trong lịch sử nhân loại.

Một lối sống khác. Một giải pháp khác.

Trong nhiều tôn giáo lâu đời trên khắp thế giới, những bài tập đầu tiên cần chú ý của một giáo đồ là thực tập lối sống thuần chay, rồi từ đó cải tạo cơ thể, cải tạo tinh thần để chuẩn bị cho cuộc hành trình đi tìm những giá trị sâu sắc hơn của cuộc sống. Sống thuần chay vì lẽ đó còn là một tổng hòa của nhiều thứ: khoa học, thế giới quan và đặc biệt nhất là một lựa chọn để cá nhân tìm thấy chính mình giữa thế giới hỗn tạp bộn bề.

Rất khó để nhận thấy tầm cỡ to lớn này của một lựa chọn tưởng chừng như đơn giản. Bởi để thực sự sống với những gì mình tin tưởng thì ở bối cảnh nào cũng khó, nhưng nó sẽ dễ hơn nếu ta chủ động thực hiện nó hàng ngày. Từ những nhu cầu cơ bản để cải thiện thế giới, cải thiện bản thân, rất có thể việc ăn chay sẽ dần trở thành cầu nối đưa từng cá nhân gần gũi với bản thân và cảm xúc của mình. Sống thuần chay là một lựa chọn mà ở đó, con người tự học được cách tạo lập - dung dưỡng một hệ thống năng lượng tích cực, thông qua hy vọng, thực hành và niềm tin.

Shojin Ryori (“ẩm thực thiền”), một văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật. Trường phái ẩm thực này gắn với 3 yếu tố cốt lõi: ăn thực phẩm theo mùa, hạn chế tối đa gia vị và tránh lãng phí thức ăn.

Shojin Ryori (“ẩm thực thiền”), một văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật. Trường phái ẩm thực này gắn với 3 yếu tố cốt lõi: ăn thực phẩm theo mùa, hạn chế tối đa gia vị và tránh lãng phí thức ăn.

Trọng Nghĩa
RELATED ARTICLES