Năm 1970, các nhà lãnh đạo nhà nước Tanzania và Zambia độc lập bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt TAZARA, còn gọi là đường sắt Uhuru. Nó giao một con đường từ thành phố cảng Tanzania của Dar es Salaam đến vành đai đồng ở trung tâm Zambia. Tổng thống Julius Nyerere và Kenneth Kaunda hy vọng mở một phương tiện miễn phí cho người dân và hàng hóa ra khỏi vùng kiểm soát của quân phản động ở Nam Rhodesia (ngày nay là Zimbabwe) và Nam Phi. Chính vì thế, nó được gọi là tuyến đường sắt Tự Do.
Ngày nay, tuyến đường sắt này vẫn là phao cứu sinh cho hàng trăm cụm dân cư đang sinh sống dọc theo tuyến đường đi của nó. Nông dân trồng ngô, gạo và cà chua vận chuyển nông sản của họ đến các chợ trong thị trấn, thành phố. Song song với đó là các thương nhân mang hàng hóa tiêu dùng về tiêu thụ ở vùng quê. Cũng vì tuyến đường sắt này, nhiều ngôi làng nhỏ đã phát triển thành đô thị lớn.
Con tàu này là một cái chợ đúng nghĩa. Nó có 100 điểm dừng lẻ, tại mỗi điểm dừng, hành khách nhoài người ra để mua những buồng chuối lớn và cố gắng lôi chúng vào qua ô cửa sổ hẹp. Những người bán hàng rong như dép nhựa, nước giải khát thử vận may trên hành lang.
Trạm TAZARA đứng giữa sự chắp vá những mái vòm thiếc ở ngoại ô Dar es Salaam. Mặc dù mặt tiền đã bắt đầu xuất hiện các vết nứt, toà nhà có vẻ ít thay đổi so với khi mới được xây dựng. Phía trước cánh cửa gỗ đung đưa, người soát vé bấm cuống vé. Những kiện hàng hóa lớn được cân ở kho bưu kiện. 1 giờ chiều, cửa sân ga đột ngột mở và đám đông đổ xô về phía trước với hy vọng lấy được chỗ ngồi cạnh cửa sổ.
Bắt đầu khởi hành, đoàn tàu tăng tốc ra khỏi Dar es Salaam và qua vùng đất nông nghiệp nhiệt đới, vào Game Reserve Selous đúng lúc mặt trời lặn. Thấp thoáng phía xa là linh dương là khỉ đầu chó, hươu cao cổ.
Khung cảnh khi thức dậy thật sự đáng ngạc nhiên. Màn sương che phủ khu rừng ôn đới trong khi con tàu uốn khúc quanh những ngọn đồi dốc và đi qua những thung lũng sâu. Trong đêm, con tàu đã lên cao 600m bởi nó đẩy tới thung lũng Great Rift. Trong xây dựng, điều này đã được các kỹ sư TAZARA chú ý, những người thợ đã phải thông ngọn núi lớn nhất với thuốc nổ.
Năm 1964, vùng đất liền Zambia (sau này được gọi là Bắc Rhodesia) giành độc lập từ tay nước Anh và lấy lại quyền kiểm soát tài nguyên khoáng sản của đất nước. Tuy nhiên, nước láng giềng Nam Rhodesia lại có ý thì địch và áp đặt thuế nặng lên khoáng sản đồng được vận chuyển đến các cảng phía Nam Châu Phi. Vì thế mà tổng thống Kaunda và Nyerere đã đồng ý xây dựng tuyến đường sắt Uhuru và mở cửa tự do kinh tế cho Zambia ở phía Bắc.
Cố Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đưa ra đề nghị cho vay 400 triệu đô để xây dựng tuyến đường sắt. Và chẳng bao lâu sau, hàng chục ngàn công nhân đường sắt Trung Quốc đã chuyển đến Đông Phi. Đây là dự án kỹ thuật lớn đầu tiên của Trung Quốc ở Châu Phi.
Đoàn tàu di chuyển không ngừng, đạt 1.800m so với mực nước biển, đi qua những ngọn đồi quanh thành phố Tanzania, Mbeya, trước khi đi vào con đường dốc xuống bên kia biên giới Zambia. Cộng đồng cư dân sống dọc tuyến đường sắt đã phụ thuộc vào nó trong hơn 40 năm. Kể cả việc đưa con đi học và đưa tang bằng tàu lửa, họ đều sử dụng phương tiện này.
Đáng buồn thay, con tàu đang dần cũ kỹ và trở nên nguy hiểm. “Bạn cần giữ cho mình tỉnh táo và suy nghĩ cẩn thận”, ông Charles Siame vừa nói vừa đẩy mạnh đầu máy diesel ra khỏi sân ga. Ông đã lái tàu từ năm 1983, nhưng kể từ đó, tuyến đường sắt đã bắt đầu xuống cấp. “Chúng tôi đã hạn chế chạy ở 40km/giờ do có một số vấn đề với các toa tàu”.
Với sự gia tăng ổn định số lượng hành khách và các công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, cộng với sự tăng thêm hoạt động tại cảng Dar es Salaam kết hợp với yếu tố rẻ, đáng tin cậy, tuyến tàu hỏa TAZARA này lại có hy vọng phát triển. Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ hỗ trợ làm mới tuyến đường sắt bằng các khoản cho vay và thiết bị mới.
Ngọc Anh (Theo BBCTravel)