Có một cổ trấn Tra Tể trong mưa bụi

18/07/2024

Thường nghe “Giang Nam mưa bụi mịt mờ...”, nhưng phải đến khi đặt chân đến Tra Tể cổ trấn, tôi mới lần đầu được trải nghiệm.

Sau cơn mưa, Tra Tể như được gột rửa, nhưng khắp nơi lại đươc bao phủ bởi màn sương khói giăng giăng, vương trên những bức tường đầu ngựa cũ kĩ vì năm tháng, vương trên con đường đá lạo xạo mỗi bước chân qua, vương trên những tán cây còn chưa rũ hết nước... khiến người lữ khách hoài nghi có phải mình vẫn đang trong cơn mộng ảo.

Cổ trấn An Huy chưa quá nổi tiếng này đã lưu lại trong lòng tôi bằng một ấn tượng như thế!

Thường nghe “Giang Nam mưa bụi mịt mờ...”, nhưng phải đến khi đặt chân đến Tra Tể cổ trấn, tôi mới lần đầu được trải nghiệm

Thường nghe “Giang Nam mưa bụi mịt mờ...”, nhưng phải đến khi đặt chân đến Tra Tể cổ trấn, tôi mới lần đầu được trải nghiệm

Tra Tể là một trấn nhỏ nằm ở huyện Kính, thuộc Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc

Tra Tể là một trấn nhỏ nằm ở huyện Kính, thuộc Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc

Cổ trấn thời Minh - Thanh lớn nhất còn sót lại

Là một trấn nhỏ nằm ở huyện Kính, thuộc Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Tra Tể không được biết đến rộng rãi như hai “đồng hương” là thôn Hoành và Tây Đệ, kể cả với chính người Trung Quốc. Phải đến mùa Xuân năm nay, video quảng bá du lịch Tuyên Thành thông qua sức ảnh hưởng của Lưu Vũ - một nghệ sĩ trẻ gốc huyện Kính mà rầm rộ trên các mạng xã hội xứ Trung, tôi mới tình cờ biết đến nơi này. Tôi bất giác nảy sinh tò mò: Một cổ trấn Giang Nam trước khi bị thương mại hóa sẽ có dáng vẻ như thế nào nhỉ?

Tra Tể không được biết đến rộng rãi như hai “đồng hương” là thôn Hoành và Tây Đệ, kể cả với chính người Trung Quốc

Tra Tể không được biết đến rộng rãi như hai “đồng hương” là thôn Hoành và Tây Đệ, kể cả với chính người Trung Quốc

Empty
Empty

Được xây dựng từ thời nhà Tùy, đạt đỉnh giữa thời nhà Minh và suy tàn vào cuối thời nhà Thanh, cổ trấn này vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ, mang theo lịch sử hơn 1.400 năm của 7 triều đại phong kiến. Đến thời điểm hiện tại, Tra Tể được xác nhận là cổ trấn thời Minh - Thanh lớn nhất còn tồn tại ở Trung Quốc. Bởi vào thời kỳ hoàng kim, nơi đây phát triển rực rỡ chưa từng có. Sự suy tàn của thời đại và sự mai một của thời gian đã khiến nhiều thứ bị hủy hoại, nhưng may mắn là đến nay, vẫn còn hơn 140 công trình kiến trúc cổ còn sót lại, bao gồm từ đường, cầu, chùa chiền, cổng làng, bảo tháp, giếng cổ...

Bài liên quan

Một số chuyên gia, học giả đã đến đây kiểm tra và phải thốt lên rằng Tra Tể tựa như một bảo tàng kiến trúc cổ, trên khắp Trung Quốc cũng hiếm nơi nào có thể bảo tồn với quy mô lớn và đa dạng như vậy. Bởi lẽ các công trình kiến trúc thời xưa chủ yếu được làm bằng gỗ, theo thời gian dễ bị mối mọt, mục nát, bắt lửa...

Hơn nữa, cùng với quá trình hiện đại hóa, những ngôi nhà cũ kỹ sẽ dần được thay mới để phù hợp với thời đại. Vậy mà trước khi được chính quyền quan tâm và đưa vào diện bảo tồn, người dân Tra Tể đã có ý thức lưu giữ những dấu ấn của hàng trăm năm ở quy mô làng mạc như vậy quả là điều quý giá.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Tra Tể tựa như một bảo tàng kiến trúc cổ

Tra Tể tựa như một bảo tàng kiến trúc cổ

Sở hữu giá trị lịch sử và kiến trúc đáng kinh ngạc như thế nhưng không hiểu sao Tra Tể lại chưa được đánh giá đúng tầm. Tuy vậy, chưa bị thương mại hóa có lẽ lại là ưu điểm của trấn nhỏ này. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố đều có dấu vết của cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

Trong cảm nhận của tôi, nếu ví những cổ trấn Giang Tô, Chiết Giang giống như tiểu thư đài các, yểu điệu, lại ví Đại Nghiên của Lệ Giang như một nàng sơn nữ phóng khoáng, tràn đầy sức sống, thì Tra Tể lại tựa một cô thôn nữ ngây ngô, còn chưa biết làm dáng. Nhưng có lẽ chính sự thô mộc, chưa bị thương mại hóa này đã thu hút tôi cũng như một lượng du khách trong và ngoài nước tìm về đây tận hưởng sự tĩnh tại hiếm có.

Sự tĩnh tại của Tra Tể

Sự tĩnh tại của Tra Tể

Tiểu kiều, lưu thủy, nhân gia...

Nói về Tra Tể, một bài thơ cổ đã từng miêu tả rằng: “Mười dặm thôn Tra chín dặm khói, ba dòng suối hội tụ ngàn hộ dân. Dưới bóng đình miếu và đài tháp, cầu nhỏ nước chảy một trời hạnh hoa...” Cổ trấn vùng núi non An Huy này cũng mang những nét đặc trưng của cổ trấn Giang Nam với “Tiểu kiều, lưu thủy, nhân gia” vốn nức tiếng trong thi ca Trung Quốc. Cho đến nay, Tra Tể vẫn giữ nguyên dáng vẻ được vẽ lại trên bản đồ cổ trấn năm 1484 dưới thời nhà Minh. Dường như những thăng trầm của thời đại chưa từng chạm tay đến nơi này, để lại cho chúng ta một chứng nhân sống động, nhắc nhớ về hào quang của một thời quá vãng.

Khu vực tham quan của Tra Tể không quá lớn, chỉ vài tiếng là có thể đi bộ hết, nhưng để cảm nhận sức hấp dẫn của vùng đất này thì cần nhiều thời gian hơn thế. Ít nhất, bạn hãy nán lại đây một đêm để trải nghiệm cảm giác được đánh thức bởi tiếng chày giặt quần áo lúc tảng sáng. Tiếng chày nện đều đặn hòa cùng tiếng nước chảy róc rách, thi thoảng lại có thêm tiếng líu ríu nói chuyện lúc to lúc nhỏ bỗng trở nên nổi bật giữa không gian tĩnh mịch, như đang khua ngày mới thức giấc.

Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố đều có dấu vết của cuộc sống sinh hoạt thường nhật

Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố đều có dấu vết của cuộc sống sinh hoạt thường nhật

Sức sống của Tra Tể gắn liền với con suối Hứa Khê. Hứa Khê chảy từ Tây sang Đông, đoạn đi qua khu vực tham quan chính của trấn có độ dốc thoai thoải, nước chảy róc rách, trong vắt nhìn thấy đáy. Càng lên cao suối càng dốc, âm thanh chuyển sang ầm ào, có đoạn tung bọt trắng xóa, lớp sương mờ cũng trở nên đậm đặc hơn, khiến du khách tưởng như đang tiến vào mộng ảo.

Thi thoảng đi ngược lên thượng nguồn, tôi lại bắt gặp những bạn trẻ xách trên tay nào giá vẽ nào bảng màu. Họ là sinh viên từ các khoa mỹ thuật trên cả nước đến đây thực hành vẽ phác họa. Nhiều họa sĩ tự do cũng về đây tìm cảm hứng, thậm chí mua nhà để tiện cho việc sáng tác lâu dài. Tra Tể còn được gọi bằng cái tên “Làng phác họa đầu tiên của Trung Quốc” là vì thế. Hiện nay, nền kinh tế của trấn chủ yếu duy trì từ nguồn khách này chứ không phải khách du lịch như nhiều cổ trấn nổi tiếng khác.

Empty
Sinh viên từ các khoa mỹ thuật trên cả nước đến đây thực hành vẽ phác họa

Sinh viên từ các khoa mỹ thuật trên cả nước đến đây thực hành vẽ phác họa

Trên những tác phẩm còn chưa hoàn thiện, có thể nhận ra hình ảnh tường trắng ngói đen đặc trưng của kiến trúc Huy Châu. Những bức tường đầu ngựa cao cao xưa kia vốn được xây để chống trộm hay tránh hỏa hoạn lan rộng, nay lại trở thành điểm nhận dạng độc đáo.

Dọc hai bên bờ Hứa Khê, những ngôi nhà san sát, tường đầu ngựa lớp lớp gối lên nhau, sau lưng lấy núi xanh hùng vĩ làm cảnh nền, dưới chân lấy suối chảy róc rách làm điểm tựa, xa xa mây trắng bồng bềnh, trước mắt khói bếp bảng lảng, cứ như vậy mà đã trôi qua đã bao nhiêu đời. Đây cũng là điểm đặc sắc trong thủ pháp mượn cảnh thường thấy ở nghệ thuật sân vườn cổ điển Trung Quốc, được kiến trúc Huy Châu vận dụng để tạo nên “sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người”, làm nên sức hút cho Tra Tể.

Empty
Empty
Nhưng có lẽ chính sự thô mộc, chưa bị thương mại hóa này đã thu hút tôi cũng như một lượng du khách trong và ngoài nước tìm về đây tận hưởng sự tĩnh tại hiếm có

Nhưng có lẽ chính sự thô mộc, chưa bị thương mại hóa này đã thu hút tôi cũng như một lượng du khách trong và ngoài nước tìm về đây tận hưởng sự tĩnh tại hiếm có

Bước trên con đường lát đá gồ ghề dưới chân, chạm tay vào những bức tường gạch đã có chỗ loang lổ, nhìn những cây cầu đã bị phong hóa, trải nghiệm những điều mà có lẽ Lý Bạch cũng đã từng trải qua khi đến đây, bỗng nhiên tôi cảm nhận được ý nghĩa của hai từ “năm tháng”. Đây là điều mà khi đến với những cổ trấn phồn hoa, bị cuốn theo nhịp sôi nổi ở nơi đó mà tôi chẳng thể chậm lại để cảm nhận được.

Ngày nói lời tạm biệt, Tra Tể cũng tiễn tôi bằng một cơn mưa bụi. Theo mỗi bước chân rời đi, cổ trấn lại lùi sâu vào màn mưa mờ ảo, tựa như nó vẫn ẩn hiện trong màn sương khói thời gian bấy lâu nay, chưa mở cửa cho nhiều người biết đến…

Hướng dẫn du lịch cổ trấn Tra Tể:

- Di chuyển: Từ Hà Nội, để đến Tra Tể gần nhất là bay đến Hợp Phì, sau đó đi cao tốc từ Hợp Phì đến huyện Kính, mất khoảng 1 giờ di chuyển. Từ ga cao tốc huyện Kính, đi bộ sang bến xe khách ở ngay gần đó, mất khoảng 1h30p di chuyển đến Tra Tể. Nếu đi đông người có thể gọi taxi thì chỉ mất khoảng 1 giờ di chuyển.

- Vé, thời gian tham quan: 60 tệ/người, mua ở cổng soát vé gần trạm dừng xe bus. Tra Tể khá nhỏ, có thể dành một buổi đã đi hết cổ trấn, nhưng vẫn khuyên bạn nên ở qua đêm để trải nghiệm nhịp sống chậm rãi ở đây cũng như vẻ đẹp cổ trấn từ lúc sáng sớm cho đến khi lên đèn.

- Khách sạn: Tuy chưa quá nổi tiếng nhưng điều bất ngờ là khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn tại Tra Tể nhận người nước ngoài, nhưng vẫn nên xác nhận với họ trước để không gặp rắc rối khi nhận phòng. Nên chọn khách sạn nằm trong cổ trấn để tiết kiệm thời gian di chuyển, vì chi phí cũng không chênh lệch quá nhiều.

Kết hợp lịch trình:

Cùng trong huyện Kính có một số điểm tham quan hấp dẫn có thể kết hợp như Đầm Hoa Đào, Bảo tàng văn hoá giấy Tuyên Trung Quốc, Vịnh mặt trăng, Phố cổ Mã Đầu, Công viên sinh thái Mã Đầu Tường… Tuy nhiên, các điểm tham quan khá xa nhau, phù hợp để thuê xe vì phương tiện giao thông không quá thuận tiện.

Bài và ảnh: Lynn Đỗ
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES