Cổng cưới - nét văn hóa đặc sắc của người miền Tây

11/10/2022

Không giống như ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Tây những chiếc cổng cưới được làm từ chính nguyên liệu “cây nhà lá vườn” và ra đời bởi đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Cổng cưới miền Tây được xem là nét văn hóa độc đáo đặc trưng nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đám cưới của người miền Tây, cổng cưới là một phần rất quan trọng. Đây không chỉ là điểm nhấn ấn tượng đầu tiên khi đón khách, là bộ mặt của gia đình mà qua đó còn thể hiện nét văn hóa cưới hỏi độc đáo của miền sông nước.

Nguyễn Tấn Đạt (Chợ Mới, An Giang) nghệ nhân làm nghề cổng cưới miền Tây đã được 4 năm. Trước đây, anh theo nghề điêu khắc tranh, tên lên bút chì, sau này khi thấy người anh gần nhà làm nghề cổng cưới nên đã dẫn dắt anh bén duyên với nghề cho đến tận bây giờ.

Nguyễn Tấn Đạt đã bén duyên với nghề làm cổng cưới miền Tây được 4 năm

Nguyễn Tấn Đạt đã bén duyên với nghề làm cổng cưới miền Tây được 4 năm

Những chiếc cổng cưới miền Tây công phu được làm từ sản vật quê hương

Để ra đời một chiếc cổng cưới, thời gian hoàn thành cổng tính từ ngày đi gom, thu mua nguyên liệu đến ngày lắp ráp hoàn thiện là 3 ngày. Nguyên liệu chính cho một chiếc cổng cưới miền Tây bao gồm những sản vật trên chính quê hương như: cau kiển, ớt, đậu bắp, đậu đũa, lá khóm, lá dừa nước, hoa tươi, lá cau, tỏi, kim hoặc tăm tre.

Những chiếc cổng cưới này có yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ, độc đáo

Những chiếc cổng cưới này có yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ, độc đáo

Chi phí cho một chiếc cổng cưới công phu có giá dao động từ 15 triệu đến 50 triệu đồng, tùy khoảng cách xa gần hoặc cổng lớn nhỏ tùy chủ nhà chọn lựa. Trong đó, thợ làm cổng nhận trọn gói từ phí vận chuyển, nguyên liệu đến thi công.

“Trong số các kiểu cổng cưới miền Tây, cổng cưới hình rồng phượng dường như kỳ công nhất và tốn nhiều thời gian hoàn thành nhất. Để thiết kế được cổng cưới hình rồng phượng, mình và các anh em phải học hỏi, luyện tập nhiều trong thời gian dài, công đoạn khó khăn nhất là phải suy nghĩ tạo hình dáng bay lượn hay thế đáp sao cho cân đối rồi phải gọt khung rồng phụng. Tiếp theo là phải hàn khung, tạo chuyển động cánh hoặc đầu của rồng phụng, khó nhất là tạo hình đầu rồng phụng phải lựa từng trái ớt nhìn cho có hồn và hoa tươi phải chăm sóc thật kĩ…”, Tấn Đạt trả lời Travellive.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Theo Tấn Đạt, công đoạn mấu chốt là ghim cau, ớt, đậu bắp tạo vẫy rồng, ghim hoa cúc cho mình con phụng, ớt đậu bắp thì tạo đuôi cho có màu sắc, cung như lá khóm để làm cánh hoặc phần đầu của rồng phụng.

Empty
Empty
Sự góp mặt của biểu tượng rồng phượng trong ngày cưới mang ý nghĩa hôn nhân hòa hợp, bền vững, cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Sự góp mặt của biểu tượng rồng phượng trong ngày cưới mang ý nghĩa hôn nhân hòa hợp, bền vững, cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Ý tưởng thiết kế nên một chiếc cổng cưới miền Tây là lúc trước Tấn Đạt và anh em trong nhóm đã làm cổng bằng cây đủng đỉnh, lá dừa… còn rồng phượng được phổ biến trong đời sống là sự khát khao của con người về hòa hợp âm dương - phú quý - quyền lực.

Việc sử dụng cổng cưới rồng phượng mang ý nghĩa cho cặp đôi cuộc sống đầy đủ và hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Rồng biểu tượng cho chú rể luôn mạnh mẽ che chở cho cô dâu. Phượng biểu tượng cho cô dâu luôn đẹp đẽ và khí chất. Và từ đó, anh cùng mọi người thiết kế tạo hình dáng làm thử, dần dần trải qua từng ngày mới được một chiếc cổng cưới đậm chất miền Tây như bây giờ.

Nguyên liệu chính làm nên cổng cưới chủ yếu sử dụng sản vật “cây nhà lá vườn” như: ớt, đậu bắp, đậu đũa, lá khóm, lá dừa nước, hoa tươi...

Nguyên liệu chính làm nên cổng cưới chủ yếu sử dụng sản vật “cây nhà lá vườn” như: ớt, đậu bắp, đậu đũa, lá khóm, lá dừa nước, hoa tươi...

Chiếc cổng cưới "handmade" gìn giữ nét đẹp văn hóa miền Tây

Xã hội ngày càng phát triển, rất nhiều hình thức cổng cưới đẹp, đơn giản hơn nhưng có rất nhiều người vẫn chuộng cổng cưới theo phong cách này.

Nếu như ở thành thị ta thường nhìn thấy những chiếc cổng cưới "công nghiệp" và các vật dụng trang trí cầu kì, đẹp mắt thì ở miền Tây tất tần tật mọi thứ đều từ cây nhà lá vườn với những nguyên liệu như lá dừa, quả ớt, cau, đậu bắp và những bông hoa tươi đẹp…

Chiếc cổng cưới "handmade" như thế này chính là điểm sáng giữa thị trường chỉ toàn là cổng cưới bằng hoa giả, dù có thể mất nhiều thời gian, nhưng khi hoàn thành thì ai ai cũng thích thú và hài lòng vì độ hoành tráng của nó.

Cổng cưới

Cổng cưới "handmade" này được xem nét đẹp văn hóa của con người miền Tây trong dịp cưới hỏi

“Miền Tây dân dã và thân thương với những giá trị xưa cũ nhưng vẹn nguyên cái tình và tâm huyết khi làm bất cứ việc gì. Và những chiếc cổng mang hình dáng Long Phụng khiến ai ai cũng trầm trồ khen ngợi. Khách đến dự tiệc thì đua nhau check-in bên chiếc cổng độc đáo. Theo mình, loại hình cổng cưới này một vài năm nữa sẽ dần bị thay thế và ít người ưa chuộng nhưng mình và team vẫn sẽ theo đuổi đam mê và làm tâm huyết đến cùng cho dù thế nào đi nữa”, Tấn Đạt tâm sự.

Những chiếc cổng cưới được trang trí cầu kỳ bằng lá dừa nước, cây chuối đủng đỉnh luôn có sức hấp dẫn đặc biệt giữa nhịp sống hiện đại. Ở đó, vừa có nét hoài cổ, vừa có sự sang trọng lẫn trong bình dị của quê nhà.

Sự kỳ công, tỉ mỉ, khéo léo được thể hiện qua từng đường nét cổng cưới miền Tây

Sự kỳ công, tỉ mỉ, khéo léo được thể hiện qua từng đường nét cổng cưới miền Tây

Tấn Đạt chia sẻm thêm: “Sau này, khi dịch vụ cổng hoa phát triển mạnh mẽ, ngày càng đa dạng mẫu mã và giá thành cạnh tranh thì những chiếc cổng cưới bằng lá dừa nước do anh em, họ hàng làm giúp cũng dần vắng bóng. Những tưởng rằng, tất cả chỉ còn là ký ức nhưng không. Khi cuộc sống càng vội vã thì người ta lại có xu hướng sống chậm lại và tìm về những giá trị tốt đẹp của ngày xưa và cổng cưới lá dừa, rồng, phụng cũng được hồi sinh”.

Phương Thảo - Ảnh: NVCC
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES