Công viên Địa chất Đắk Nông được UNESCO tái công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu

06/07/2024

Quyết định công nhận Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông giai đoạn 2024 - 2027 sẽ được trao tại Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu diễn ra vào tháng 9 ở Cao Bằng.

Công viên Địa chất Đắk Nông đã chính thức được UNESCO tái công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu giai đoạn 2024-2027. Đây là niềm vinh dự lớn lao cho tỉnh Đắk Nông và là minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển giá trị địa chất của địa phương trong những năm qua.

Bài liên quan

Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, GS. Nikolas Zorous, sẽ trao Quyết định công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông cho tỉnh Đắk Nông tại Hội nghị quốc tế về Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 4 - 11.9 tại Cao Bằng.

Quyết định công nhận danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2024 - 2027 không chỉ ghi nhận nỗ lực, ý chí, quyết tâm của chính quyền, Nhân dân tỉnh Đắk Nông trong công tác bảo tồn và phát huy tổng thể giá trị các loại hình di sản, mà còn mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Quyết định được thông qua bởi Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu tại Kỳ họp thứ 8, trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 10, diễn ra tại Vương quốc Maroc vào năm 2023.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Quyết định công nhận danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu toàn cầu UNESCO Đắk Nông, giai đoạn 2024-2027 không chỉ ghi nhận những nỗ lực, ý chí, quyết tâm của chính quyền, Nhân dân tỉnh Đắk Nông trong công tác bảo tồn và phát huy tổng thể giá trị các loại hình di sản mà còn mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.

Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có diện tích 4.760 km2, trải rộng trên 6 huyện và thành phố. Nơi đây có hệ thống hang động núi lửa độc đáo, dài nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó đã phát hiện dấu tích cư trú của người tiền sử. Đây cũng là vùng đất đa sắc màu văn hóa của hơn 40 dân tộc, là một phần của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” - kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đánh thức vùng di sản nam Tây Nguyên

Đánh thức vùng di sản nam Tây Nguyên

Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm cách ngày nay, khi nơi đây còn là một phần của đại dương rộng lớn với các dấu tích được tìm thấy như đá trầm tích, hóa thạch cúc đá và các loại hóa thạch khác. Vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái đất đã khiến khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan.

Điểm đặc biệt nhất trong khu vực Công viên Địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực Đray Sáp-Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007.

Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ.

Empty

Các phát hiện về di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của Công viên Địa chất đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cùng với việc thu thập các di vật khảo cổ có mật độ khá dày đặc, ghi nhận đây là dấu tích văn hóa của cư dân Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ Kim khí có niên đại 6000 năm cách ngày nay. Các di vật khảo cổ được phát hiện bao gồm đồ đá, đá nguyên liệu và các công cụ đá hình đĩa, rìu ngắn, công cụ mảnh tước, phiến tước, hòn ghè, hòn kê, hòn mài.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES