“Cực thứ ba” của Trái Đất đang tan chảy

04/10/2019

Một bài báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (ICCP) cho biết 2/3 sông băng trên dải băng của cao nguyên Tây Tạng sẽ biến mất sau 80 năm. Đây được coi là "cực thứ ba" của Trái Đất, đóng vai trò quan trọng không kém cực Bắc và cực Nam.

chịu chung "số phận" với hai cực bắc - nam

Các nhà nghiên cứu về sông băng vốn rất quan tâm đến cao nguyên Tây Tạng và các khu vực xung quanh, nơi có dải núi băng Hindu Kush - Himalaya vì nơi đây có lượng băng nhiều thứ ba trên thế giới - chỉ sau Nam Cực và Bắc Cực, tính riêng sông băng của Trung Quốc đã chiếm 14,5% lượng băng toàn cầu. Tuy nhiên, 1/4 lượng băng đó đã biến mất kể từ năm 1970.

Tháng 9 vừa qua, trong một báo cáo đặc biệt về băng quyển của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), các nhà khoa học đã cảnh báo rằng có tới 2/3 lượng sông băng còn lại của khu vực cao nguyên Tây Tạng sẽ dần biến mất vào cuối thể kỷ 21. Dự kiến rằng 1/3 lượng băng trên các con sông này sẽ hoàn toàn tan chảy vào cùng thời gian trên, ngay cả trong trường hợp mục tiêu được đồng thuận quốc tế về hạn chế nóng lên toàn cầu dừng ở 1,5°C trên mức tiền công nghiệp được tuân thủ.

Bản đồ “cực thứ ba” của Trái Đất cùng những dãy núi và các con sông lớn liên quan

Bản đồ “cực thứ ba” của Trái Đất cùng những dãy núi và các con sông lớn liên quan

Các nhà khoa học đã dùng vệ tinh để tiến hành đo lường mức độ giảm sút của băng trên khu vực này và chỉ ra kết quả rằng, băng ở “cực thứ ba” đang tan nhanh một cách chóng mặt với tốc độ nhanh gấp 2 lần so với khoảng thời gian từ 1975 đến 2000.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Lý do cho việc băng ở đây tan chảy nhanh chóng như vậy là do cao nguyên Tây Tạng, cũng giống như hai cực còn lại của Trái Đất, đang nóng lên với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với tốc độ trung bình toàn cầu: 0,3°C mỗi thập kỷ. Trong trường hợp này, nguyên nhân là do độ cao của “cực thứ ba” cho phép nó hấp thu năng lượng từ sự gia tăng nhiệt độ và sức nóng ẩm của không khí nhanh hơn bình thường. Lượng tuyết rơi mùa đông ở đây đã giảm đáng kể, mỗi năm trung bình có khoảng 4 đêm ít lạnh và 7 đêm ấm hơn hẳn so với 40 năm trước.

ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người

Không giống như băng ở hai cực, số phận của băng nơi đây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của rất nhiều người. Cao nguyên Tây Tạng và các ngọn núi xung quanh được mệnh danh là tháp nước của châu Á, bởi đó là nguồn của 10 con sông lớn nhất châu lục (trong đó có sông Mekong). Cuộc sống của khoảng 1,6 tỷ người từ 12 quốc gia sống ở lưu vực những con sông này đã và đang trực tiếp bị ảnh hưởng.

Cuộc sống của khoảng 1,6 tỷ người ở lưu vực những con sông này đã và đang trực tiếp bị ảnh hưởng

Cuộc sống của khoảng 1,6 tỷ người ở lưu vực những con sông này đã và đang trực tiếp bị ảnh hưởng

Sự tan chảy của các dòng sông băng ở đây mang lại hậu quả thương tật và tử vong còn nghiêm trọng hơn cả hai cực Bắc - Nam thưa thớt dân cư: băng tan dẫn đến các vụ nổ hồ băng và lở đất đá, làng mạc thương xuyên bị cuốn trôi mặc dù hệ thống giám sát và cứu hộ đã được cải thiện đáng kể. Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy số lượng và mức độ nguy hiểm của các hồ băng này đang không ngừng tăng cao trong khu vực.

Nguồn nước ngọt tan ra và đổ xuống đại dương khiến mực nước biển tăng cao, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân các vùng vịnh và đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, từ Bangladesh kéo dài đến Việt Nam.

Nguồn nước ngọt tan ra và đổ xuống đại dương khiến mực nước biển tăng cao, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân các vùng vịnh và đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, từ Bangladesh kéo dài đến Việt Nam.

Hơn thế nữa, hiện tượng này còn đang giải phóng các chất ô nhiễm nguy hiểm. Các dòng sông băng là những vỏ bọc của thời gian, chúng tích tụ những bông tuyết qua hàng trăm nghìn năm, và một khí tan chảy, chúng sẽ giúp các thành phần không khí được ngưng tụ đó quay trở lại lưu thông tự do. Các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm như DDT (loại này đã được sử dụng suốt 3 thập kỷ trước khi bị cấm vào năm 1972) và axit perfluoroalkyl hiện đang bị cuốn trôi theo dòng nước băng tan, âm thầm tích tụ dưới lớp trầm tích và cả trong chuỗi thức ăn.

Vùng cao nguyên bao la nơi “cực thứ ba” là một trong những khu vực đa dạng sinh thái nhất nhưng cũng dễ tổn thương nhất trên Trái Đất. Tương lai của vùng thiên nhiên rộng lớn này, của người dân, của những dải băng to lớn và cả huyết mạch nơi đây, tất cả phụ thuộc vào chúng ta trong việc giảm khí thải nhà kính và những chất ô nhiễm khác.

Phương Anh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES