Cuộc "giải cứu" di sản ở bảo tàng lớn nhất Ukraine

10/03/2022

Bảo tàng Andrey Sheptytsky là cơ sở văn hoá - nghệ thuật lớn nhất Ukraine, cất giữ hơn 170.000 di sản của đất nước suốt nhiều thế kỷ. Khi chiến tranh với Nga nổ ra và người dân phải sơ tán, những di sản này cũng đến lúc phải tìm nơi ẩn náu.

Ihor Kozhan bồn chồn đi dọc hành lang, giám sát các nhân viên đang bận rộn đóng gói những di sản.

Ihor Kozhan là Giám đốc của bảo tàng nghệ thuật lớn nhất Ukraine - Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky, nhưng hiện giờ, chính vị trí này khiến ông lo lắng. Các cánh cửa Bảo tàng đã đóng lại kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2, và các di sản trên khắp đất nước này đang phải đối mặt với nguy hiểm - một khi cuộc chiến vẫn còn tiếp tục.

“Có những lúc chúng tôi chực khóc, vì quá nhiều công sức đã bỏ ra ở đây. Thời gian. Sức lực. Giờ thì chỉ còn lại những bức tường trống rỗng, thật chua xót và đáng buồn. Chúng tôi không dám tin chuyện này đang thực sự xảy ra, cho đến tận phút cuối cùng” - ông Kozhan nói.

Ihor Kozhan ngồi tại văn phòng trong Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Ihor Kozhan ngồi tại văn phòng trong Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Cái nôi văn hóa của miền Tây Ukraine

Quay ngược về 117 năm trước, năm 1905, nơi đây lần đầu được thành lập dưới tên “Bảo tàng Nhà thờ”, là cơ sở tư nhân của Giám mục đô thành Giáo hội Công giáo Hy Lạp ở Ukraine - Andrey Sheptytsky. Không lâu sau, do sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của những bộ sưu tập được trưng bày, bảo tàng này được đổi tên thành "Bảo tàng Quốc gia ở Lviv" vào năm 1911.

Cuối năm 1913, lễ khai trương Bảo tàng Quốc gia ở Lviv diễn ra, đức Giám mục long trọng tuyên bố trao tặng nơi này cho người dân Ukraine. Nhiều năm sau, Bảo tàng phát triển thành một cơ sở khoa học và nghệ thuật nổi tiếng của châu Âu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tháng 12/2005, để kỷ niệm 100 năm thành lập, Bảo tàng được đổi tên theo tên của người sáng lập, trở thành Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky ở Lviv.

Kể từ khi thành lập vào năm 1905, Bảo tàng luôn là trung tâm của các hoạt động văn hoá tinh thần Ukraine, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống cộng đồng của người dân miền Tây đất nước này. Dần dần, nơi đây cũng trở thành địa điểm mà các nhà văn hoá, sử gia, chính trị gia và các nhà khoa học nổi tiếng tìm đến.

Ngang qua Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky.

Ngang qua Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky.

Đằng sau các cánh cửa của Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky là cả một "kho báu". Nơi này là một trong những kho tàng văn hoá - nghệ thuật cấp quốc gia đặc sắc nhất ở Ukraine nói riêng và trên thế giới nói chung, với hơn 170.000 hiện vật biểu tượng cho những thành tựu quan trọng của nền văn hoá Ukraine. Trong số những di sản vô giá được lưu trữ tại đây, có bộ sưu tập nghệ thuật của Giáo hội Ukraine từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, với hơn 4.000 hiện vật. Bảo tàng cũng lưu giữ các tác phẩm tranh sơn dầu của những nghệ sĩ Ukraine nổi tiếng như Taras Shevchenko, Kornylo Ustyianovych, Teofil Kopystynsky,...

Sách cổ tại Bảo tàng Andrey Sheptytsky

Sách cổ tại Bảo tàng Andrey Sheptytsky

Bản thảo quý hiếm có niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14

Bản thảo quý hiếm có niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14

Người đến tham quan Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky ngày một tăng. Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 140.000 du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Bảo tàng cũng tổ chức hơn 100 cuộc triển lãm cấp khu vực, quốc gia và quốc tế hàng năm; thu hút vô số các nhà văn hoá, sử gia, nhà ngôn ngữ học toàn cầu.

Cuộc "giải cứu" di sản lớn nhất của Ukraine

Cuối tháng 2 năm 2022, chiến sự với Nga nổ ra và kéo dài, di sản trên khắp đất nước Ukraine đối mặt với nguy cơ bị bom đạn tàn phá. Đặc biệt với Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky - bảo tàng lớn nhất cả nước - các nhà chức trách không dám đặt cược may rủi, và đã phải thực sự phải chạy đua với thời gian để giải cứu hàng chục nghìn di sản vô giá.

Nhân viên và tình nguyện viên đang cất các tác phẩm Baroque vào hộp carton để chuẩn bị di dời.

Nhân viên và tình nguyện viên đang cất các tác phẩm Baroque vào hộp carton để chuẩn bị di dời.

Công nhân xây hộp kim loại để đựng hiện vật của Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Công nhân xây hộp kim loại để đựng hiện vật của Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Những hiện vật nhỏ được gói cẩn thận vào các hộp carton, các bức tranh to hơn thì được cất trong các căn phòng kín, còn lại tranh tường khổ lớn chỉ đành phủ vải để che.

Ông Ihor Kozhan cho biết: "Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được cất trong hầm tránh bom phía dưới bảo tàng. Chúng tôi đang làm hết sức mình để bảo tồn di sản của quốc gia".

Vải bạt phủ trên những tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Vải bạt phủ trên những tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Andrey Sheptytsky.

Những chiếc tủ trống rỗng trên hành lang.

Những chiếc tủ trống rỗng trên hành lang.

Cửa kính của tủ trưng bày di vật từ nền văn hóa Vysotska, nay được cố định bằng băng dính.

Cửa kính của tủ trưng bày di vật từ nền văn hóa Vysotska, nay được cố định bằng băng dính.

Có hơn 12.000 tác phẩm đã được đóng gói và cất vào nơi được-cho-là-an-toàn. Tuy nhiên, khi xung đột giữa hai quốc gia chưa có dấu hiệu kết thúc, không ai có thể nói trước được điều gì. Anna Naurobska, người phụ trách lưu trữ sách và bản thảo quý hiếm của Bảo tàng, nói rằng cho đến lúc này, cô vẫn không chắc số phận của 12.000 món đồ này sẽ ra sao.

"Đối với chúng tôi, mọi thứ ở đây đều rất quan trọng. Đây là câu chuyện của chúng tôi, là cuộc sống của chúng tôi".

Empty
Tác phẩm Bohorodchany Iconostasis - Sự kiện Truyền tin cho Đức mẹ Đồng trinh Maria đang được nhân viên di dời.

Tác phẩm Bohorodchany Iconostasis - Sự kiện Truyền tin cho Đức mẹ Đồng trinh Maria đang được nhân viên di dời.

Các tác phẩm điêu khắc của Lenin được đặt trên sân của Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky ở Lviv, miền Tây Ukraina, ngày 4/3/2022.

Các tác phẩm điêu khắc của Lenin được đặt trên sân của Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky ở Lviv, miền Tây Ukraina, ngày 4/3/2022.

An - Tham khảo: VTV24news, AP News, euronews... - Ảnh: AP
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES