Cuộc sống những người thợ thủ công ở quận al-Darb al-Ahmar Cairo

21/03/2018

Giữa phố phường bận rộn, gần một ngàn xưởng thủ công truyền thống đã được giữ cho hoạt động và duy trì cả trăm năm tuổi ở quận al -Darb al-Ahmar. Harry Johnstone - một nhà báo của The Guardian đã lang thang suốt nhiều tuần ở khu vực này để tìm hiểu cuộc sống người dân nơi đây.

 

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

 “Bất cứ mặt hàng dệt nào được sản xuất trên thế giới, những người nghèo ở Cairo giữ lại và đem bán lại cho những ai thấy hứng thú”. Evliya Çelebi - Một du khách Thổ Nhĩ Kỳ viết năm 1671. Gần 350 năm sau, hoạt động này trở thành truyền thống ở  al -Darb al-Ahmar. Khu phố này ở phía Đông Nam trung tâm Cairo, có khoảng 100.000 người. Đây là nơi tập hợp những người thợ thủ công từ mọi ngành nghề từ làm lều, sách, hộp, lồng đèn bằng đồng thau đến bát thủy tinh và thảm lụa.  

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

The Street of the Tentmakers (Con phố của những người thợ làm lều) đã chụp lại tinh thần thương mại này. Được xây dựng năm 1650 như một con đường có mái vòm, khu phố này là một dãy phòng làm việc có nội thất được trang hoàng bằng vải dệt. Từ gian hàng của mình trong bức tường thời Thổ Nhĩ Kỳ, người thợ dệt Hasan nói rằng al-khayyamiya là nghề làm lều đã có từ thời các pharaoh. Một số thợ dệt ngày nay có nguồn gốc từ các gia đính sẽ tạo ra những kiswa, tấm vải bao phủ các hòn đá lớn ở Mecca, cũng giống như lều, vải và yên ngựa cho những cuộc hành hương. 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Ở al-Darb al-Ahmar, những gương mặt nước ngoài duy nhất là các thanh niên Hồi giáo đến từ Indonesia tham dự một chương trình gần Trường Đại học al-Azhar. Hầu hết khách du lịch phương Tây hiện đều tránh Cairo do lo ngại an ninh; đã có các cuộc tấn công vào thiểu số người Ki tô giáo của Ai Cập trong những năm gần đây. 

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Khu vực này chỉ rộng dưới một dặm vuông, chứa hơn 40 di tích được xây dựng trong thời Fatimid, Ayyubid, Mamluk và Thổ Nhĩ Kỳ. Khi phối hợp với chính quyền, nhiều nơi như nhà thờ Hồi giáo Aqsunqur và Khu công nghiệp liên hợp Amir Khayrbak được phục hồi bởi Hệ thống phát triển Aga Khan (AKDN) -  một tổ chức phi giáo phái làm việc để cải thiện phúc lợi của người dân ở các nước phát triển trên thế giới.

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Dưới chế độ cách mạng của Nasser công việc kinh doanh buôn bán khá tốt đẹp. “Người Nga cung cấp cho chúng tôi vĩ khí còn chúng tôi đưa họ vải” – Salama, người phụ nữ đã làm thợ nhuộm suốt 73 năm chia sẻ. Tuy vậy, mọi thứ thay đổi năm 1967, sau khi cuộc chiến 6 ngày thảm khốc chống lại Isarel diễn ra. Nasser đến Sadat, ông chủ trương tự do hóa nền kinh tế, khuyến khích cả nguồn đầu tư từ trong nước và cả nước ngoài. Hàng hóa đa dạng, những mặt hàng rẻ hơn tiến vào nội địa khiến các nhà sản xuất nhỏ bị ảnh hưởng. Nhiều người mất việc làm.

 

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Hầu hết các thợ thủ công và phụ nữ đắm chìm trong quá khứ, cố gắng làm sống lại các yếu tố văn hóa truyền thống của họ mỗi ngày. Trong nhà xưởng của hai người thợ đóng sách gần nhà thờ Hồi giáo al-Azhar ở Cairo,Aslam và đồng nghiệp của họ đóng 150 cuốn sách trong một ngày. Họ đang đóng cuốn tafsir, một bài dẫn giải về kinh Koran – thánh kinh của người Hồi giáo.

 

 

Họ ngồi trên một cái ghế thấp, khuôn mặt chăm chú vào mẫu thiết kế đang dần hiện rõ hành dạng trước mắt. 

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Gần al-Darb al-Ahmar là thành phố của cái chết, nơi người dân địa phương được chôn cất từ cuộc chinh phục Hồi giáo của Ai Cập hơn 1.300 năm trước đây. Giờ đây, vì sự phát triển đô thị nhanh chóng, 250.000 người dân Cairo vẫn sống trong những đền thờ và lăng mộ.  Trong đó, có một cựu võ si quyền Anh mà giờ là thợ làm sơ chế đồ thủy tinh – Hasan “Hodhod”.

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Hodhod nói công việc của ông gắn liền với những hồn ma và những huyền thoại về Vua Solomon lừa dối nữ hoàng Sheba. Cha của Hodhod nỗ lực ngăn cản con trai tiếp tục công việc khó khăn ấy. Ông cố gắng dọa giẫm con trai rằng thổi thủy tinh là nghề của các linh hồn. 

 

 

Tầm chạng vang, cậu bé giao bánh đội trên đầu chiếc khay dài mét rưỡi đựng đầy bánh aish baladi -  bánh mì dẹt nướng Ai Cập tươi mới. Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Mohamed là thế hệ thứ ba trong một gia đình sản xuất đèn loongg. Trong nhà xưởng của ông, một nửa đống đồ thau và lồng đèn bằng sắt bị bỏ quên trên kệ. Để làm các đồ trang trí bằng kim loại công phu, ông vẽ những di sản Cairo, sử dụng các mẫu thiết kế Mamluk, Coptic, Andalicia và Moroccan. 

 

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Mohamed nói rằng “Đây là thời điểm khó khăn nhất”, vì giá nguyên liệu ngày càng tăng trong khi khách du lịch – đối tượng khách hàng chính thì lại ít đi. Sau đó, ông tìm thấy một điều tích cực bất ngờ, Syria tới vì chiến tranh. Họ xay dựng nhà xưởng để sảm xuất bọc giường và quần áo. Thông qua doanh nghiệp của họ, ông tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế địa phương.  

 

Ảnh: Christopher Wilton-Steer

 

Cuối thời gian ở lại al-Darb al-Ahmar, tác giả bài báo bị thu hút bởi một quan điểm, ông cho rằng những người thợ thủ công ở đây có một khả năng tự phục hồi, chống lại những sự kiện lịch sử. Khi hỏi một người phụ nữ chuyên làm nghề nhuộm vải 81 tuổi, rằng những tác động của mùa xuân Ả Rập năm 2011 và sau đó là cuộc phản cách mạng có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của các nghệ nhân. Bà thủng thẳng trả lời. “Không có gì thay đổi, trừ tổng thống. Cuộc sống của chúng tôi vẫn như vậy, thực phẩm tôi ăn, số tiền tôi kiếm được,..như nhau thôi”.

 

Giữa nhiều sáng tạo và đổi mới của vòng quay lịch sử, các nghệ nhân là trung tâm của mọi thứ. Bất chấp sự hỗn loạn ở đất nước này và các khu vực rộng lớn hơn, họ vẫn đứng vững.

 

Ngọc Anh (Theo TheGuardian)

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES