Cuộc sống trong những căn hộ 'quan tài' tại Hồng Kông

02/04/2018

Hồng Kông từ lâu đã được biết đến như là một thành phố thịnh vượng, nhưng ẩn sau vẻ bề ngoài lộng lẫy ấy là thế giới của những “nhà lồng” và những “căn phòng quan tài”.

Theo ước tính của Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng, khoảng 200.000 cư dân Hồng Kông sống trong những ngôi nhà tồi tàn, chật hẹp, thiếu tiện nghi

"Nhà lồng" ồn ào, và những người nghèo nhất trong thành phố ở đó.

Già hay trẻ, nam hay nữ, họ đều sống cam chịu trong những khoảng không gian chật hẹp, không thể đứng thẳng người lên được.

Hồng Kông hào nhoáng giấu trong mình khoảng 200.000 người sống trong cảnh bần cùng như này.

Những bức ảnh này được chụp cho SoCO, một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho những thay đổi về chính sách và mức sống trong thành phố. 

Các cư dân buộc phải sáng tạo trong khoảng không gian chật hẹp của mình.

Ah Tin sống trên chiếc giường đơn. Bốn bề là vách lưới. Vừa vặn đúng cơ thể của ông.

Nỗi u sầu đã làm cho ông không thiết tha gì hết, ngay cả ăn để tồn tại.

Ông Leung là một trong những cư dân sống trong "lồng" - có sở thích là đọc sách. Ông đọc nhiều và trải qua nhiều công việc để tồn tại. 

Tuy nhiên, giờ ông đã quá già để có được việc làm, và vì thế, ông đành phải đọc sách, để thoát khỏi thực tại đau khổ, đói nghèo quanh ông. 

Tôi vẫn sống đây, nhưng được bao quanh bởi bốn vách "quan tài" - một trong những người đang thuê nhà lồng thổn thức.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Những người nghèo khổ này không có lựa chọn.

Muốn thay đổi, không dễ dàng...

Nhiều khi thức giấc với thực tại tàn nhẫn.

Hơn 10 năm qua, nhà lồng làm bằng lưới thép đã giảm, các vách ngăn đã được thay thế bằng gỗ.

Sống nơi này, mọi sự riêng tư, hay một giấc ngủ ngon, bỗng là điều xa xỉ.

Hơn 60 tuổi, ông Wong vẫn ở đây. Để có tiền trả tiền nhà, ông làm trong các công trường xây dựng mỗi ngày.

Lúc rảnh, ông tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư.

Những nơi ở như này, thực sự là bất hợp pháp tại Hồng Kong.

Những thành viên trong gia đình Li Chong - Cha và con, là người Nhật.

Cả hai đều rất cao, họ thấy khó có thể di chuyển.

Không gian đa năng cho gia đình Leung: Ngủ, ăn và bếp.

Các tổ chức như Hiệp hội các Tổ chức Cộng đồng SoCO đang giúp đỡ để cải thiện đời sống khủng khiếp này.

“Hôm đó, tôi trở về nhà và bật khóc”, nhiếp ảnh gia Benny Lam chia sẻ với National Gegraphic sau khi trải nghiệm và ghi lại môi trường sống ở những nơi ấy qua loạt ảnh phóng sự “Trapped”. Bộ ảnh của Lam như muốn cho cả thế giới thấy cuộc sống ngột ngạt của gần 200.000 người dân Hồng Kông (trong đó có 40.000 trẻ em) khi phải sống trong những chiếc hộp "quan tài" như này.

Đây là kết quả của 4 năm thực tế tại hơn 100 căn phòng “quan tài”, có diện tích chưa tới 5m vuông. “Thật kinh khủng, tôi thấy rất tệ, như thế, cuộc sống thật không bình thường. Tôi gần như tê liệt”. Lam nhớ lại.

Với dân số gần 7,5 triệu người, và hầu như không có quỹ đất để phát triển, thị trường nhà ở của Hồng Kông đã tăng lên mức đắt giá nhất thế giới. Hàng chục nghìn người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận sống trong những căn phòng nhỏ, được chia làm những ô nhỏ chỉ vài mét vuông, (bao gồm cả nhà bếp, nhà vệ sinh, toilet, tắm).  Trông chúng thực sự giống nhưng chiếc hòm quan tài, hoặc lồng hình chữ nhật. Với các kích thước siêu nhỏ. Từ nấu ăn, ngủ, vệ sinh, đều diễn ra trong không gian nhỏ bé này, nhiếp ảnh gia Lam chia sẻ. Để tạo ra những căn hộ quan tài, người ta chia nhỏ ngôi nhà, sao cho được ít nhất 20 chiếc giường tầng. Tiền thuê khoảng 250 đô la/tháng. 

Bếp+toilet trong nhà lồng.

Trong loạt hình ảnh gọi là “Trapped” (Mắc kẹt), Lam muốn kéo ánh sáng tới những ngôi nhà ngột ngạt, nơi mà ánh đèn hào hoa xa xỉ thịnh vượng của Hồng Kông không chiếu tới. Lam muốn bằng các bức ảnh này, những người phải sống trong căn hộ quan tài này sẽ được để ý tới và xóa khoảng cách bất công cho hoàn cảnh của họ.

"Bạn có thể tự hỏi tại sao chúng ta nên quan tâm, họ chẳng liên quan gì đến cuộc sống của chúng tôi", Lam viết trên trang Facebook của mình. "Không hẳn vậy đâu. Họ chính là những người tồn tại trong cuộc sống của bạn mỗi ngày: họ là những người phục vụ bạn trong các nhà hàng, họ là nhân viên an ninh trong các trung tâm mua sắm mà bạn đang đi dạo, hoặc những người làm vệ sinh và những người giao hàng trên các đường phố bạn đi qua. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng ta và họ là [nhà của họ]. Đây là vấn đề nhân đạo."

Làm sao để không phải sống ở những nơi như này nữa?

Lam đã tìm thấy một hình ảnh đặc biệt trong chuyến thực tế. Trong đó, một người đàn ông nằm trên giường của mình, anh không có chỗ để duỗi chân và đầu gối của anh ta hầu như chạm vào những bức tường không cửa sổ của chiếc hộp hình quan tài. Anh đang ăn đậu nướng từ hộp, có lẽ là bữa tối, và đang xem tivi. Quần áo giặt xong, được phơi ngay trong nhà. Đối với Lam, đó là ví dụ sâu sắc nhất, để cho thấy nhiều công dân không có quyền lợi và chính phủ nên hành động để khắc phục khủng hoảng nhà ở và bất bình đẳng về thu nhập ở Hồng Kông.

 

Làm sao để ánh đèn sang trọng kia chiếu rọi được tới nơi đây? 

(Bài: Sarah Stacke/Ảnh: Benny Lam)

Sự can đảm của những người đàn ông, phụ nữ, và gia đình đã rất cởi mở và đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ với một người lạ mặt, mà nhiều khi chính Lam cũng cảm thấy lúng túng. Nhiều người rất xấu hổ khi sống trong những không gian chật hẹp như vậy, nhưng họ lực bất tòng tâm, và chỉ hy vọng một ngày nào đó, sẽ thay đổi được cuộc sống này.

Lam Tuệ (Theo NatGeo)

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES