Phong vị xứ Huế tái hiện trong nghi thức "Dâng tiến hương xuân"

27/01/2022

Chương trình Dâng tiến Hương xuân được tổ chức nhằm tái hiện lại nghi thức truyền thống và quảng bá văn hóa Huế. Tại đây, người dân từ các làng nghề chọn ra sản phẩm phù hợp để dâng tiến phong vị địa phương vào Thế Miếu, tưởng nhớ các vua Nguyễn nhân dịp năm mới.

Theo các tư liệu lịch sử, dưới triều đại nhà Nguyễn, hằng năm, vào các dịp đặc biệt, các địa phương khắp nơi chuẩn bị ẩm thực, sản vật tinh túy nhất, được tuyển chọn kỹ càng, để dâng tiến vào cung vua. Ngày nay, trong không khí ấm cúng của những ngày cận Tết Nguyên Đán, hậu thế lại tất bật chuẩn bị lễ vật như nghi thức xưa nhằm bày tỏ tấm lòng của người nghệ nhân Huế đối với tiền nhân.

Đến với cố đô Huế những ngày cận Tết, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sắc màu truyền thống, sự tôn nghiêm, linh thiêng bao trùm cả một không gian rộng lớn.

Đến với cố đô Huế những ngày cận Tết, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sắc màu truyền thống, sự tôn nghiêm, linh thiêng bao trùm cả một không gian rộng lớn.

Theo anh Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, người Huế tái hiện lại nghi thức này nhằm gợi lại lịch sử và tạo nên hình ảnh đẹp về phong tục, nghi lễ giàu tính truyền thống. Nét văn hóa này cũng góp phần quảng bá hình ảnh con người Huế và đặc sản Huế.

Nghi lễ được tổ chức trang trọng theo đúng phong tục cổ xưa. Buổi lễ gồm nghi thức khởi lễ và tổ chức thành đoàn rước với các sắc màu truyền thống. Đoàn lễ lần lượt đi qua các địa điểm: khu vực địa điểm đường Lê Huân, đường 23 tháng 8, Ngọ Môn, Thế Miếu.

Empty

Các nghi thức được tái hiện lại giống như trong lịch sử gồm Khởi lễ, lễ rước và nghi thức cung tiến. Khởi lễ, Viên Thông tán cầm cờ lệnh xướng lệnh để đoàn rước bắt đầu di chuyển. Đội hình có tổng cộng 68 người, mặc trang phục cung đình, áo dài, lọng, cờ hoa rực rỡ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đoàn bưng các mâm cỗ lễ vật di chuyển trật tự đi từ đường Lê Huân rẽ trái vào đường 23 tháng 8, rẽ vào Ngọ Môn, Hữu Dực Môn, cửa chính Thế Miếu, qua cửa Tuấn Liệt ở bên Hiển Lâm Các rồi vào sân Thế Miếu. Đứng chờ sẵn ở Thế Miếu có hai lính cấm vệ, hướng dẫn đoàn dâng tiến sắp đặt các phẩm vị lên bàn án ở sân để thắp hương và nhận lễ vật để dâng lên vua.

Theo anh Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ngày nay, người Huế tái hiện lại nghi thức này nhằm gợi lại lịch sử và tạo nên hình ảnh đẹp về phong tục, nghi lễ giàu tính truyền thống. Nét văn hóa này góp phần quảng bá hình ảnh con người Huế và đặc sản Huế.

Lễ rước đi qua nhiều tuyến phố rợp bóng cây ở Huế.

Nghi lễ được tổ chức trang trọng theo đúng phong tục cổ xưa. Buổi lễ gồm nghi thức khởi lễ và tổ chức thành đoàn rước với các sắc màu truyền thống. Đoàn lễ lần lượt đi qua các địa điểm: khu vực địa điểm đường Lê Huân, đường 23 tháng Tám, Ngọ Môn, Thế Miếu. Đến với cố đô Huế những ngày cận Tết, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sắc màu truyền thống, sự tôn nghiêm, linh thiêng bao trùm cả một không gian rộng lớn.

Nghi lễ được tổ chức trang trọng theo đúng phong tục cổ xưa.

Viên Thông tán cầm cờ lệnh xướng lệnh để đoàn rước bắt đầu di chuyển. Đội hình có tổng cộng 68 người, mặc trang phục cung đình, áo dài, lọng, cờ hoa rực rỡ.

Đoàn rước có tổng cộng 68 người.

Empty

Các sản vật, đặc sản được tuyển chọn kỹ và được BTC thẩm định trước khi dâng tiến vào cung vua. Hương vị nổi tiếng từ 36 xã, phường thuộc thành phố Huế đã hội tụ về đây như: Mứt gừng Kim Long; sâm bổ chính Hoàng Gia (phường An Đông); mứt atiso đỏ (xã Phú Thanh); các loại tôm chua, ruốc, mắm rò (phường Xuân Phú); các loại nem chả (phường Vỹ Dạ)... Đây đều là những sản vật nổi tiếng, mang đậm phong vị xứ cố đô.

Empty
Empty
Đứng chờ sẵn ở Thế Miếu có 2 lĩnh cấm vệ, hướng dẫn đoàn dâng tiến sắp đặt các phẩm vị lên bàn án ở sân để thắp hương và nhận lễ vật để dâng lên vua.

Lễ vật được dâng vào Thế Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.

Lễ rước Dâng tiến hương xuân là chương trình chính trong chương trình Không gian trưng bày sản vật địa phương kéo dài trong 7 ngày, từ 23 đến 29/01/2022 (tức ngày 21 đến 27, tháng Chạp năm Tân Sửu). Nghi lễ tạo nên hình ảnh đẹp về phong tục, truyền thống, góp phần quảng bá con người và đặc sản Huế.

Phương Lê - Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES