Di tích Hải Vân Quan chính thức được đại trùng tu

22/12/2021

Sáng 19/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Việc trùng tu được thực hiện trong 2 năm với tổng vốn đầu tư lên tới 42 tỷ đồng từ 50% ngân sách thành phố Đà Nẵng và 50% ngân sách tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo thỏa thuận giữa 2 địa phương, chủ đầu tư dự án là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong khi đó, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng là đơn vị đại diện phía Đà Nẵng phối hợp điều hành thực hiện dự án. Địa điểm xây dựng dự án thuộc đỉnh đèo Hải Vân, giữa thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) với diện tích khoảng 6.500 m2.

Trong thời gian hai năm, dự án sẽ tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên Hải Vân Quan và "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", đồng thời cũng tu bổ lại theo các dấu tích nguyên gốc; phục hồi, thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục di tích như tường thành nhà Nguyễn bằng đá núi, các chòi quan sát, nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố 3 gian,... cũng sẽ được phục hồi lại theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Năm 2017, Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia. - Ảnh: Internet

Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, đây là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng (xưa là ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và Quảng Nam).

Kể từ khi được xây dựng, với địa thế tự nhiên đặc thù, Hải Vân Quan đã phát huy hiệu quả chức năng quân sự vững chắc của một thành lũy. Theo mô tả, vào thời điểm những năm 1876 về sau, tại đây ghi nhận có 50 lính canh phòng, đến năm 1885 số lính chỉ còn khoảng 5 người và sang đầu thế kỷ 20 thì hầu như đã bị bỏ ngỏ, không còn ai canh gác.

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES