Đùa "dại" ngày Cá tháng Tư bị phạt 15 triệu đồng

01/04/2024

Ngày Cá tháng Tư 1/4 hay còn gọi là ngày nói dối cho phép mọi người nói dối đùa vui với nhau, là ngày quen thuộc đối với người dân Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, nói đùa đâu có dễ thực hiện trong thời đại tự do ngôn luận như bây giờ.

Theo một giả thuyết rất phổ biến, người Pháp vốn coi 1/4 là ngày đầu tiên của mùa Xuân và đón mừng năm mới trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4. Trong khi đó, khái niệm Poisson d’avril - Cá tháng Tư - lại có nguồn gốc khác. Nhà thơ d’Amerval là người đầu tiên đưa ra khái niệm này, bởi tháng tư là tháng của cung Song Ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào.

Bài liên quan

Dù là ngày lễ của quốc tế, nhưng việc nói dối ở mỗi đất nước lại vô cùng khác nhau. Ngày Cá tháng Tư, mọi người có thể thoải mái nói dối nhau nhưng không phải bất kỳ thời gian nào trong ngày này, lời nói dối của người nói dối cũng dễ dàng được tha thứ.

Tại Việt Nam, ngày Cá tháng Tư cũng được nhiều người áp dụng đùa nhau khá nhiều. Và trên mạng hội, việc "troll" nhau bằng những thông tin cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, với mạng xã hội bây giờ, khoảng cách giữa nói dối (để đùa) với việc cung cấp, phát tán thông tin sai sự thật rất mong manh. Người đưa thông tin sai lệch phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước các quy định của pháp luật.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nghị định 15/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có những điều khoản quy định rất rõ về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Điều 101 của Nghị định 15/2020 quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Nói

Nói "đùa" ngày Cá tháng tư có khả năng bị phạt lên tới 15 triệu đồng

Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Trong thời của mạng xã hội ngày nay, việc tung ra trò đùa có thể khiến hàng nghìn, hàng triệu người mắc lừa có sức hấp dẫn lớn với nhiều cư dân mạng, nhưng hậu quả của những trò đùa lố, đùa ác cũng sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Vì vậy, mọi người càng nên cảnh giác với chính mình để không đi quá xa khi trêu đùa bằng câu nói dối trong thời đại số.

Ở đời thực cũng vậy, câu lừa mà bạn nghĩ là vô hại thật ra có thể gây tổn thương, tai nạn cho người khác mà bạn không biết. Đã có người kinh hãi lao ra đường khi bị lừa là thân nhân gặp nạn, để rồi chính họ bị tai nạn giao thông thật sự.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES