Giáng sinh nước Nga có gì đặc biệt

19/12/2017

Người Nga ăn mừng Giáng sinh bắt đầu vào ngày 7/1 thay vì 25/12 như hầu hết các nước khác. Đây là điều đặc biệt mà Peter Đại Đế - Peter Alekseevich Romanov, vị hoàng đế ưu tú của đất nước này mang lại.

Năm 1917, Lễ Giáng sinh đã bị cấm trên toàn nước Nga. Đến tận năm 1992, mùa lễ Giáng sinh mới chính thức được tổ chức lại trên khắp đất nước Liên Xô cũ.

Khung cảnh Giáng sinh lung linh tại Moscow.

Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong ba ngày mùng 7-8-9 tháng 1. Trong ngày đầu tiên, các bà vợ phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị để cho bàn ăn lúc nào cũng đủ 12 món.Trong đó bắt buộc phải có món tráng miệng từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô. Các ông chồng sẽ đi thăm họ hàng, hàng xóm và những người thân quen. Người ta không tặng quà cho nhau vào ngày đầu tiên này. Ngày thứ hai  đến lượt các bà vợ được đi chơi, thăm hỏi, còn các ông chồng thì sẽ phải ở nhà.

Kutya là một món tráng miệng làm từ ngũ cốc (lúa mì), nho khô và mật ong và hạt anh túc. Theo như suy nghĩ của người dân nước Nga thì ngũ cốc tượng trưng cho hy vọng, mật ong mang đến hạnh phúc, hạt cây tượng trưng cho sự thái bình. Món Kutya được dùng chung trong cùng một chiếc đĩa để thể hiện cho sự đoàn kết hòa hợp.

Ở Nga, đêm Giáng sinh thường được thiết đãi với nhiều món ăn khác nhau, cùng toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ. Một số gia đình còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên đã qua đời.

Thức ăn trong bữa tiệc Giáng sinh có sự khác nhau trên từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa.

1. Kutya

2. Pagach, là một chiếc bánh mỳ lớn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

3. Súp Zaprashka gồm hành và bột mì, nấm.

4. Tỏi

5. Mật ong

6. Cá tuyết hoặc các loại cá khác nướng.

7. Trái cây tươi hoặc khô.

8. Hạnh quả.

9. Thịt, cơm và đậu đen.

10. Đậu Hà lan hoặc đậu lăng.

11. Canh nấu với khoai tây.

12. Bobalki (Nấu một ít với hạt hoặc bắp cải)

Cho tới nay thì những phong tục này vẫn được người Chính thống giáo và hầu hết người dân Nga đón nhận như là một dịp để chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh.

Mặc dù có sự khác biệt với nhiều nước, tuy nhiên lễ hội Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của những người Nga theo đạo Cơ Đốc chính thống.

Một số hình ảnh đẹp trong mùa Giáng sinh ở Nga

RELATED ARTICLES