Giới trẻ Việt Nam có yêu áo dài Tết?

06/01/2023

Những năm gần đây, việc lựa chọn mặc áo dài trong dịp Tết Nguyên đán được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi thiết kế mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống, văn hóa của người Việt.

Giới trẻ ngày càng có xu hướng chuộng áo dài Tết

Từ xa xưa, áo dài luôn là biểu tượng văn hóa trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Gửi gắm vào đó là biết bao giá trị văn hóa cũng như nét đẹp truyền thống của cả dân tộc.

Những năm trở lại đây, áo dài dường như được sống lại mỗi dịp xuân về. Có lẽ tà áo dài là hình ảnh tô điểm hơn trong những ngày Tết. Đặc biệt, áo dài trở thành xu hướng được giới trẻ ưu tiên. Cứ dịp cận kề Tết là mọi người lại nô nức trưng diện và chụp ảnh áo dài cùng vài cành đào, cành mai, khiến không khí rộn ràng hơn bao giờ hết.

Lựa chọn áo dài Tết, Thi Thảo sẽ thường dựa vào màu sắc sao cho thật tươi sáng như đỏ, vàng... nổi bật phù hợp với dịp Tết và kiểu dáng trẻ trung, đúng với lứa tuổi. Ảnh: Nguyễn Tho

Lựa chọn áo dài Tết, Thi Thảo sẽ thường dựa vào màu sắc sao cho thật tươi sáng như đỏ, vàng... nổi bật phù hợp với dịp Tết và kiểu dáng trẻ trung, đúng với lứa tuổi. Ảnh: Nguyễn Tho

Thi Thảo lựa chọn cho mình một bộ áo dài nhung đỏ, tô điểm cùng họa tiết những bông hoa rực rỡ. Ảnh: Nguyễn Tho

Thi Thảo lựa chọn cho mình một bộ áo dài nhung đỏ, tô điểm cùng họa tiết những bông hoa rực rỡ. Ảnh: Nguyễn Tho

Thi Thảo (19 tuổi, Đà Lạt) chia sẻ với Travellive về xu hướng thích mặc áo dài ở giới trẻ ngày nay: "Giới trẻ ngày nay có xu hướng thích mặc áo dài chụp ảnh vào dịp Tết là một điều tích cực, bởi áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Việc được các bạn trẻ đón nhận, yêu quý và lan toả như vậy là một điều tốt, mang biểu tượng văn hoá của người Việt đến gần với mọi người. Khi mặc áo dài, luôn mang đến cho mình cảm giác rất thanh lịch, nhẹ nhàng và duyên dáng. Lựa chọn áo dài Tết mình sẽ thường dựa vào màu sắc sao cho thật tươi sáng như đỏ, vàng... nổi bật phù hợp với dịp Tết và kiểu dáng trẻ trung, đúng với lứa tuổi của mình".

Phi Yến cho biết:

Phi Yến cho biết: "Không chỉ mang lại cảm giác dịu dàng và xinh xắn hơn mà mặc áo dài Tết chụp ảnh ở quê khiến mình như được trở về hồi còn đi học vậy". Ảnh: Phạm Thế Hiển

Phi Yến cùng Kim Thi chụp bộ ảnh áo dài Tết theo phong cách vintage. Ảnh: Phạm Thế Hiển

Phi Yến cùng Kim Thi chụp bộ ảnh áo dài Tết theo phong cách vintage. Ảnh: Phạm Thế Hiển

Phi Yến hiện sinh sống và làm việc tại Mỹ, mới đây cùng người bạn Kim Thi cũng thực hiện bộ ảnh áo dài ngày Tết tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Phi Yến cho hay: "Mình rất yêu và thích mặc áo dài. Không chỉ mang lại cảm giác dịu dàng và xinh xắn hơn mà mặc áo dài Tết chụp ảnh ở quê khiến mình như được trở về hồi còn đi học vậy. Yến thích cả 2 loại áo dài truyền thống và cách tân. Áo dài truyền thống thì cổ điển, ôm dáng, thanh thoát và duyên dáng. Còn áo dài cách tân thì nhiều mẫu mã, hiện đại cho mình cảm giác dễ thương và năng động".

Trong không khí đất trời sắp vào xuân, cảnh sắc tươi mới, diện một bộ áo dài thướt tha đi trên phố sẽ làm cho không khí Tết trở nên nhộn nhịp, vừa mang đến cảm giác Tết hiện đại nhưng không kém phần truyền thống.

Đoàn Ngọc (người mẫu tự do, Hà Nội) cũng cho biết về cảm nhận của mình về xu hướng mặc áo dài Tết ở giới trẻ ngày nay.

"Hiện nay, có rất nhiều nhà thiết kế cách tân áo dài giúp nó trở nên mới mẻ, dễ tiếp cận. Dù chọn áo dài cách tân hay truyền thống thì đều mang nét tao nhã, toát lên khí chất của con người Việt Nam. Đặc biệt vào dịp lễ Tết khi có thời gian đi chơi, du lịch với gia đình còn có thể quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ Tết thì mình luôn lựa chọn áo dài, bởi khi mặc vào mình luôn cảm nhận được không khí hoài niệm. Ngoài ra, khi chọn áo dài mình thích những chiếc có cổ đứng, không có quá nhiều sự cắt xẻ, màu sắc thiên về gam màu trẻ trung như hồng phấn, xanh lam...", Đoàn Ngọc cho biết thêm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
Khi chọn áo dài, Đoàn Ngọc thích những chiếc có cổ đứng, không có quá nhiều sự cắt xẻ. Ảnh: Định Công

Khi chọn áo dài, Đoàn Ngọc thích những chiếc có cổ đứng, không có quá nhiều sự cắt xẻ. Ảnh: Định Công

Áo dài truyền thống - Áo dài cách tân thời hiện đại

Áo dài truyền thống trong xã hội hiện đại được cách tân mới mẻ, không còn là một chiếc áo dài cầu kỳ như trước. Nó được đổi mới từ chất liệu đến thiết kế, thu hút được sự chú ý của giới trẻ. Với kiểu cách tân trẻ trung, xinh tươi cùng với đó là vô vàn màu sắc rực rỡ, tạo cảm giác thanh lịch cho người mặc.

Có vô vàn kiểu dáng hấp dẫn như: áo dài lửng và quần lửng, áo dài suông và quần dài, áo dài được thiết kế lại cho gọn gàng, áo dài dáng rộng toát vẻ năng động nhưng vẫn giữ được nét truyền thống... Tất cả sự thay đổi của áo dài đã khiến giới trẻ không thể bỏ lỡ mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Áo dài chứa đựng tâm hồn dân tộc, mang theo nét đẹp truyền thống và tôn lên những vẻ đẹp thanh lịch của người Việt Nam

Áo dài chứa đựng tâm hồn dân tộc, mang theo nét đẹp truyền thống và tôn lên những vẻ đẹp thanh lịch của người Việt Nam

Trò chuyện với Song Thi, founder của UI farm - thiết kế áo dài thủ công với những họa tiết thêu thùa độc đáo mang một màu sắc hoàn toàn mới mẻ.

Cô nàng cho hay, lượng khách hàng đa dạng độ tuổi nhưng chủ yếu là gen Z, 9x, những người có cá tính theo hướng nàng thơ, nhẹ nhàng, thiên nhiên hoa lá và yêu thích hàng thủ công. Xu hướng chọn áo dài của giới trẻ ngày nay luôn hướng đến những giá trị truyền thống, mặc dù thích nghi với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn bảo tồn bản sắc dân tộc.

Hình ảnh chiếc áo dài bên cạnh lá cờ Việt Nam phải có sự ăn nhập với nhau

Hình ảnh chiếc áo dài bên cạnh lá cờ Việt Nam phải có sự ăn nhập với nhau

Vậy lý do tại sao giới trẻ ngày nay khá chuộng các mẫu áo dài vừa truyền thống vừa cách tân?

"Mình đã được nghe rất nhiều ý kiến từ khách hàng hay thị hiếu khi chọn áo dài. Thật sự các bạn trẻ trước kia không thích áo dài không phải vì áo dài - quốc phục Việt Nam ta không đẹp, mà vì cách may đó đã được thay đổi khá nhiều thành một dòng áo dài mà người ta vẫn thường quen gọi là áo dài truyền thống. Ví dụ như áo dài chiết eo thời hiện đại chỉ thích hợp với phụ nữ có dáng chuẩn, để chiếc áo ôm người tôn dáng nhưng thực tế phụ nữ Việt Nam số đông không có thân hình chuẩn như vậy, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay. Cộng với lối trang trí thời đó không còn hợp với bây giờ nên các bạn trẻ càng không thích mặc áo dài là do vậy", Song Thi kể.

Áo dài vốn là thời trang tinh tế, thanh lịch. Giữa lúc thời trang hiện đại lăng xê nhiều mẫu mã và mốt áo dài cắt xẻ tà hay bó sát gợi cảm thì giới trẻ ngày nay hầu hết lựa chọn những dáng áo dài form rộng rãi.

Không quá khó để ngắm được nhiều bộ ảnh chụp áo dài của các bạn trẻ làm mưa làm gió trên mạng xã hội nhưng mang lại một cảm giác hoài cổ. Chỉ cần bối cảnh phù hợp như đường phố, chợ, nhà cổ mái ngói xưa, hay thêm vào đó là vài món đồ phụ kiện vòng cổ, khuyên tai, bó hoa... tất cả cũng đủ hiểu tại sao giới trẻ ngày nay lại có xu hướng quay về với những bộ áo dài thân thuộc.

Empty
Empty

Đã từng có rất nhiều ý kiến trái chiều về áo dài cách tân do đổi mới quá táo bạo hoặc cách tân thái quá khiến nhiều người không còn nhận ra đó là chiếc áo dài truyền thống. Theo Song Thi, ý kiến trái chiều này là hoàn toàn có cơ sở chứ không phải là nói theo cảm tính. Bản thân cô khi thiết kế áo dài trong thời đại này cũng phải lấy những giá trị truyền thống làm gốc và cụ thể là cấu tạo cơ bản của một chiếc áo dài phải có, phải đạt kích thước tiêu chuẩn.

Xu hướng chọn áo dài của các bạn trẻ hiện nay thường là những bộ áo dài không quá chiết eo và cầu kì

Xu hướng chọn áo dài của các bạn trẻ hiện nay thường là những bộ áo dài không quá chiết eo và cầu kì

"Một quốc phục được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thì việc những người thiết kế trẻ như mình làm không phải là đi cắt xẻ để biến tấu thành một cái gì khác gọi là sáng tạo. Mà hãy tập trung làm mới mẻ nó và gửi gắm vào những câu chuyện thiết kế mới, hợp thời để áo dài tiếp tục 'sống' trong đời sống của người Việt.

Đây mới là sứ mệnh cho những người quan tâm, yêu thích, đam mê làm áo dài như mình và cũng là cái mà áo dài cần người Việt làm cho nó. Một trong những nguyên tắc để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là văn hóa đó phải sống, tồn tại và tiếp tục được vận hành trong đời sống của dân tộc đó qua các thế hệ, nếu không thì nó lại thành văn hóa vật thể, tức chỉ những văn hóa đã chết", Song Thi chia sẻ.

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES