Hoạ Kim Sa và Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống

13/03/2023

Talkshow “Họa Kim Sa và Tín ngưỡng thờ mẫu trong tranh Hàng Trống” mang đến cho công chúng hiểu thêm về nghệ thuật Hoạ Kim Sa, Tín ngưỡng thờ Mẫu và tranh dân gian Hàng Trống. Bên cạnh đó, du khách được chiêm ngưỡng bức tranh “Ngũ hổ thần tướng" - bức tranh đầu tiên tại Việt Nam được thể hiện bởi nghệ thuật Hoạ Kim Sa.

"Hoạ Kim Sa và Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống" là một trong hai buổi talkshow nằm cùng dự án “Hoạ Linh Sắc Việt". Một dự án nhằm đưa những nét đẹp tâm linh của người Việt trong 4 dòng tranh dân gian nổi tiếng: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng và Làng Sình; kết hợp với nghệ thuật Hoạ Kim Sa - môn nghệ thuật được cải tiến bởi Pháp Lam Huế bị thất truyền hơn 1 thế kỉ. Để từ đó tôn vinh những giá trị văn hoá, bản sắc và tôn giáo được hình thành và phát triển bởi những con người Việt Nam.

Empty
Bức tranh “Ngũ hổ thần tướng” trong tranh Hàng Trống theo phong cách Họa Kim Sa

Bức tranh “Ngũ hổ thần tướng” trong tranh Hàng Trống theo phong cách Họa Kim Sa

Talkshow “Hoạ Kim Sa và Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh Hàng Trống" do đơn vị Họa Gấm tổ chức với sự có mặt của những người yêu nghệ thuật và văn hoá dân gian. Mang lại những trải nghiệm độc đáo kết hợp giữa giá trị nghệ thuật - truyền thống. Buổi talkshow còn có sự góp mặt của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, người cuối cùng còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống.

Đặc biệt, ngoài gửi đến công chúng những thông điệp ý nghĩa về những giá trị cổ truyền, người tham dự còn được chiêm ngưỡng bức tranh “Ngũ hổ thần tướng" - bức tranh đầu tiên tại Việt Nam được thể hiện bởi nghệ thuật Hoạ Kim Sa.

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên (trái), người cuối cùng còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên (trái), người cuối cùng còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống

Chị Nguyễn Hoàng Oanh - người thành lập Họa Gấm, cũng là người trực tiếp phục dựng các bức tranh và sáng tạo tranh mới bằng nghệ thuật cổ cho biết: “Hổ trong tín ngưỡng của người Việt được xem là linh vật có sức mạnh, oai linh. Từ đó dần đi vào nghệ thuật, trở thành nét đẹp đặc trưng trong tranh dân gian Việt Nam.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ, Quan Ngũ Hổ thuộc hệ thống thần linh được nhân dân tôn kính phụng thờ hàng hạ ban. Có thể nói, việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Bởi vậy, chúng mình tạo nên bức Ngũ hổ thần tướng theo phong cách Họa Kim Sa nhằm tiếp nối những giá trị đẹp mà tranh Hàng Trống để lại. Bên cạnh đó, toàn bộ các bức tranh mang mong muốn truyền tải đến thế hệ trẻ những nét đẹp cổ truyền một cách dễ tiếp cận, độc đáo nhất mà cũng mang một chút hơi thở hiện đại vào nghệ thuật tranh cổ".

Chị Nguyễn Hoàng Oanh (giữa) - người thành lập Họa Gấm, cũng là người trực tiếp phục dựng các bức tranh và sáng tạo tranh mới bằng nghệ thuật cổ

Chị Nguyễn Hoàng Oanh (giữa) - người thành lập Họa Gấm, cũng là người trực tiếp phục dựng các bức tranh và sáng tạo tranh mới bằng nghệ thuật cổ

Thờ Mẫu được biết đến là một tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hóa của người Việt, mang đậm chất bản địa, nguyên thuỷ và tồn tại cùng chiều dài lịch sử của dân tộc. Bản thân tục thờ Mẫu có nguồn gốc xuất phát từ chế độ mẫu hệ xuyên suốt trong chiều dài hình thành tâm thức của người Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Tôn thờ người Mẹ đồng nghĩa với mong muốn bảo trợ, sinh sôi, sáng tạo. Nó không giống các tôn giáo, tín ngưỡng khác ở chỗ hướng về đời sống thực tại, trần tục, gần gũi bởi đạo Mẫu quan tâm trước hết đến đời sống trần gian của con người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc…Tục thờ Mẫu cũng thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn bởi các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tranh thờ các vị thánh Mẫu trong tranh Hàng Trống đã đạt được những giá trị nhất định về tín ngưỡng cũng như giá trị nghệ thuật tạo hình. Đây là một loại tranh tín ngưỡng độc đáo và đặc sắc trong các loại tranh tôn giáo.

Empty
Empty

Talkshow “Họa Kim Sa và Tín ngưỡng thờ mẫu trong tranh Hàng Trống” không chỉ tôn vinh chân thành đối với những nghệ thuật cổ truyền, mà còn là một sự khẳng định đầy mới mẻ, tâm huyết của thế hệ trẻ đối với quá khứ, với những giá trị lịch sử đẹp đẽ của dân tộc ta. Để nghệ thuật cổ truyền được phát huy hết những giá trị tinh hoa của nó, talkshow như tìm lại một nghệ thuật cổ đã bị thất truyền. Hiểu sâu hơn về một tín ngưỡng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES