Hoạt động du lịch năm 2017 và định hướng năm 2018

01/01/2018

Năm 2017 đánh dấu nhiều điểm mới và bước tiến mới trong hoạt động du lịch thành phố Hồ Chí Minh: khai thác mới và trở lại những sản phẩm du lịch tiềm năng; nhiều sự kiện lễ hội lớn hấp dẫn du khách lần đầu tiên được diễn ra, nâng cao chất lương phục vụ du lịch tại nhiều con phố và các điểm du lich trọng điểm

Những con số nổi bật

Dự kiến đạt 6,3 triệu lượt khách đến thành phố trong năm 2017. Cụ thể:

Đạt 110% kế hoạch năm về lượng khách quốc tế đến Thành phố (Khách quốc tế đến thành phố năm 2017 ước đạt 6.389.480 lượt khách, tăng 22,88% so với năm 2016).

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1 triệu khách chỉ trong 1 năm.

Tổng doanh thu ngành du lịch (nhà hàng, lưu trú, lữ hành) ước đạt 115.978 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Nâng tầm và chất nhiều lễ hội, cùng nhiều sự kiện mới hấp dẫn du khách

Nhiều lễ hội được nâng tầm và chất với nhiều nét mới; một số sự kiện lần đầu tiên diễn ra; đã thu hút được sự quan tâm và yêu thích của hàng triệu lượt du khách đến thành phố Hồ Chí Minh, dần trở thành một trong những lý do quan trọng khi du khách lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến của sự kiện văn hóa và giải trí.

Lễ hội áo dài với 50.000 lượt khách. Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh với 250.000 lượt khách, doanh thu từ các công ty lữ hành 50 tỷ đồng. Giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank có 4.300 vận động viên tham gia từ 44 quốc gia...Và còn nhiều hoạt động thú vị khác.

Nâng chất và xây dựng mới một số sản phẩm du lịch đặc trưng

Một số sản phẩm du lịch tiềm năng mới của thành phố như du lịch đường thủy, du lịch y tế, nha khoa được quan tâm khai thác mạnh hơn từ năm 2017, cũng như một số không gian du lịch mới được hoàn thiện chất lượng phục vụ để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Khai thác mới và khai thác trở lại các sản phẩm du lịch đường thủy: 7 tour du lịch của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, sản phẩm của công ty Thuyền Đông Dương…

- Ký kết biên bản hợp tác với Sở Y tế để hình thành sản phẩm du lịch y tế và du lịch nha khoa.

- Hình thành phố đi bộ Bùi Viện (Quận 1) và đa dạng hóa dịch vụ, hoạt động nghệ thuật diễn ra trên phố. Hình thành phố Đông y, Phố trang sức (Quận 5).

- Các bảo tàng trên địa bàn Thành phố mở cửa thông tầm để phục vụ du khách.

Xây dựng các cộng cụ truyền thông đa kênh phục vụ đẩy mạnh chương trình quảng bá thương hiệu du lịch thành phố từ năm 2018

Nhiều nét mới trên các kênh truyền thông truyền thống:

- Trạm thông tin và hỗ trợ khách du lịch: hoàn tất xây dựng và đưa vào hoạt động tại Công viên 23/9 và Công viên Bạch Đằng.

- 1087: Tổng đài thông tin du lịch, kết nối tổng đài với hoạt động của các văn phòng hỗ trợ khách du lịch.

- Tạp chí du lịch hàng tháng: đổi mới chiến lược nội dung và hình thức thiết kế, tăng trang (150 trang), xuất bản phiên bản song ngữ Việt – Anh.

- Xuất bản Cẩm nang du lịch thành phố (Travel Guide) và bản đồ du lịch thành phố (Travel Map) với nội dung đa dạng, hình thức sinh động. Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử dành cho khách du lịch với 21.730 ấn phẩm tiếng Anh, 15.000 ấn phẩm tiếng Hoa và 2.530 ấn phẩm tiếng Nga, 1.000 video clip, 800 posters cho các đơn vị khách sạn, lữ hành, vận chuyển, mua sắm, ăn uống, đào tạo, các quận, huyện.

- Quảng bá du lịch thành phố trong các chương trình truyền hình: chương trình “Đi đâu ăn gì”, “S Việt Nam”, “Hành trình khám phá” trên Đài truyền hình Việt Nam; chương trình “Du lịch và cuộc sống” trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng các kênh truyền thông điện tử mới:

- Hoàn thành và chạy thử Cổng thông tin điện tử Sở Du lịch mới bao gồm tiếng Việt và 6 ngoại ngữ, dự kiến vận hành chính thức vào cuối tháng 1/2018. Vận hành Trang thông tin điện tử Trung tâm Xúc tiến Du lịch.

- Xây dựng kênh Youtube quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

- Triển khai ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Sở Du lịch, Công ty cổ phần KOMTEK và Tập đoàn ASSECO về việc hợp tác Dự án Du lịch thông minh (App Smart tourism). Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 xây dựng bản dùng thử với 5 tính năng cơ bản trên nền tảng Anroid và IOS, dự kiến triển khai giai đoạn 2 trong năm 2018 và phổ biến đến người dùng.

Chuyên nghiệp hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở thị trường nước ngoài

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

- Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về quảng bá xúc tiến du lịch với thành phố Osaka tại Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Nhật Bản từ ngày 09 đến 16 tháng 4 năm 2017, Chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tại Hàn Quốc từ ngày 17 đến 23 tháng 5 năm 2017.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối với các thị trường nước ngoài như: Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Tham gia Đại hội đồng Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 8 từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 10 năm 2017.

- Tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Lào, Nga, Úc, New Zealand, Nhật Bản,… với nội dung và hình thức được đầu tư chuyên nghiệp (quảng bá bằng ấn phẩm, biểu diễn văn hóa, …)

Công tác định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới dựa trên cơ sở khoa học

- Phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) và Khoa du lịch (ĐH Huế) thực hiện Đề án kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến công bố kết quả vào tháng 03/2018.

- Phối hợp với Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) thực hiện Đề án Điều tra độ dài lưu trú, chi tiêu bình quân. dự kiến sẽ công bố kết quả thực hiện vào cuối tháng 12/2017.

- Tổ chức 6 Hội thảo và tọa đàm về các vấn đề xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, các sản phẩm du lịch mới, kết nối doanh nghiệp.

Nâng cao nguồn nhân lực hoạt động trong du lịch, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dành cho đội ngũ quản lý khách sạn 2-3 sao, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy, đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ với 975 người tham gia.   

- Phối hợp với các đơn vị nước ngoài tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, các hội thảo, tọa đàm cho cán bộ công chức sở, ngành quận, huyện và các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp, liên kết các nguồn lực du lịch

- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ký kết Biên bản thỏa thuận về Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP trong giai đoạn 5 năm (2017 - 2021).

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký kết thỏa thuận phối hợp phát triển du lịch với Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm môi trường kinh doanh và an toàn cho du lịch; thực hiện các chương trình kích cầu và tạo sản phẩm đặc trưng cho thành phố vào tháng 10 năm 2017,.

- Sở Du lịch đã chủ trì ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác du lịch hàng không với Hãng hàng không Vietjet và Jetstar Airway.  

Thắt chặt và nâng cao công tác đảm bảo môi trường du lịch, an ninh an toàn cho du khách

- Tiến hành thanh, kiểm tra 325 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và hoạt động hướng dẫn viên du lịch. Tính đến ngày 10/11/2017, Sở Du lịch đã hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác thanh, kiểm tra.

- Tổng số đơn vị, cá nhân vi phạm: 141 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt 2.337.700.000 (Hai tỷ ba trăm ba mươi bảy triệu bảy trăm ngàn đồng), tước Giấy phép lữ hành quốc tế của 02 doanh nghiệp. Thu và nộp ngân sách nhà nước số tiền 1.319.200.000 đồng (Một tỷ ba trăm mười chín triệu hai trăm ngàn đồng), đạt 57%.

Định hướng cho năm 2018

  • Các chỉ tiêu chủ yếu

- 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng khoảng  25% so với năm 2017

- 29 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng khoảng 15,2% so với năm 2017

- Tổng thu du lịch đạt 138 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 16,9% so với năm 2017.

- Công bố Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch theo từng giai đoạn.

  • Các hoạt động trọng tâm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường phát triển điểm du lịch phục vụ du khách:

- Đặt trọng tâm tăng mức độ hấp dẫn của du lịch văn hóa (tăng hấp dẫn và tính trải nghiệm tại các điểm du lịch văn hóa); phát triển du lịch MICE; du lịch đường thủy (hướng đến xây dựng các tour du lịch đường thủy cho khách lẻ); du lịch cộng đồng (nội thành và ngoại thành tại xã đảo Thạnh An – Cần Giờ); du lịch sáng tạo (nông nghiệp – sinh thái); du lịch ẩm thực; du lịch tâm linh kết hợp du lịch sức khỏe; du lịch y tế (xây dựng sản phẩm hấp dẫn và tổ chức truyền thông mạnh mẽ); du lịch vòng quanh thành phố – city tour (nâng cao hiệu quả dịch vụ “hop on-hop off, thí diểm vận hành 2 tuyến xe buýt không trợ giá, sử dụng xe điện 4 bánh – 12 chỗ); du lịch mua sắm (khảo sát để quy hoạch các con phố du lịch gắn với hoạt động mua sắm, đề xuất mô hình trung tâm mua sắm hàng lưu niệm Việt Nam, định hình các dòng sản phẩm lưu niệm đặc trưng), khảo sát mở mới một số phố chuyên phục vụ du lịch.

- Mỗi tháng mỗi sự kiện, lịch trình hóa các sự kiện: Nâng tầm ảnh hưởng của các lễ hội sự kiện đến quyết định của du khách lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh như một điểm đến của hoạt động văn hóa và giải trí.

- Ngoài chuỗi các sự kiện theo tháng do Sở Du lịch tham mưu thành phố tổ chức, Sở Du lịch phối hợp tổ chức các sự kiện khác như Lễ hội Tết Nguyên đán - Đường hoa Nguyễn Huệ, Phố đi bộ Bùi Viện, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, các lễ hội mới chưa được khai thác đúng tiềm năng tại các quận, huyện.

Định vị du lịch thành phố, thực hiện truyền thông đa kênh rộng rãi thương hiệu du lịch thành phố:

- Làm rõ bản sắc thương hiệu du lịch thành phố, liên kết doanh nghiệp du lịch để truyền thông thống nhất và rộng rãi các bản sắc thương hiệu du lịch thành phố. Chiến lược truyền thông khác nhau theo đặc thù thị trường trọng điểm và mục tiêu, và đẩy mạnh truyền thông tại các thị trường này.

- Tăng cường công tác truyền thông đa kênh: quảng cáo truyền hình, tạp chí, ngoài trời (biển quảng cáo tại các trục đường chính, cửa ngõ ra vào), tại chỗ (tại các trạm thông tin, tổng đài 1087), đặc biệt phát huy sức mạnh truyền thông điện tử (khai thác cổng thông tin điện tử du lịch, trang thông tin điện tử của trung tâm xúc tiến du lịch, quảng bá trên các mạng xã hội, thông qua App du lịch thông minh về du lịch thành phố, trên các mạng xã hội và trang thông tin điện tử du lịch nổi tiếng thế giới)…

Chuyên biệt hóa các hoạt động xúc tiến du lịch gắn với đặc thù của từng thị trường:

- Tăng cường thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp theo tiêu chí các doanh nghiệp hàng đầu và các doanh nghiệp theo từng thị trường khách, với các cơ qu cơ quan Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Ngoại vụ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), cơ quan Tổng lãnh sự, các hãng hàng không trong nước và quốc tế, các cơ quan du lịch quốc tế tại thành phố và các tổ chức xúc tiến du lịch nước ngoài,…

- Tăng cường hiệu quả tham gia các diễn đạt và hội chợ xúc tiến du lịch nước ngoài gắn chặt với quảng bá mạnh mẽ bản sắc thương hiệu du lịch thành phố và kết nối sâu, rộng giữa các doanh nghiệp nội địa và thị trường.

- Thực hiện các biện pháp nhằm chủ động dẫn dắt thị trường mục tiêu, định hướng hành vi du khách lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm đến du lịch

Tổ chức đoàn press trip, famtrip, bloggertrip: phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong nước có lộ trình bay quốc tế để tổ chức famtrip cho hầu hết các thị trường lớn và truyền thống như Nhật Bản, các nước ASEAN, châu Âu. Khảo sát quay phim, viết bài về du lịch thành phố và Việt Nam. Tổ chức mời các hãng tàu du lịch quốc tế đến thăm cảng biển của Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận; đồng thời, kết hợp giới thiệu tuyến điểm của thành phố để các hãng đưa tàu vào thành phố.

Chủ động phối hợp với các đại sứ du lịch để nâng cao hiệu quả truyền thông.

Nâng cao các hoạt động truyền thông trên các mạng xã hội theo hướng dẫn dắt thị trường và định hướng hành vi lựa chọn của du khách.

Lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, chủ động tiếp cận và kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào các dự án du lịch thông qua các chương trình xúc tiến.

Thực hiện liên kết vùng, liên kết liên tỉnh trong nước, đặc biệt 7 tỉnh phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long.

Khắc phục các hạn chế của hoạt động năm 2017:

- Nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng: khắc phục tình trạng thu quá cước vận chuyển công cộng, thái độ phục vụ khiếm nhã, chưa tận tình của một số nhân viên lái xe taxi đối với du khách, tình trạng bán hàng rong chèo kéo đeo bám du khách.

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Hiệp hội liên quan để khắc phục các tình trạng bến đỗ xe du lịch tại các tuyến, điểm du lịch trọng điểm, mở rộng các con phố du lịch có sức hấp dẫn du lịch cao, xây dựng các công trình lao động sáng tạo mới, làm mới và hấp dẫn các công viên trong lòng thành phố để tăng giá trị du lịch.

- Tổ chức được các chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, điều hành doanh nghiệp Lữ hành

- Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định nhà nghỉ du lịch đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và chương trình cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Công tác hậu kiểm gặp một số khó khăn nhất định do doanh nghiệp thay đổi địa chỉ hoặc ngưng hoạt động mà không thông báo cho Sở cập nhật. Nhiều doanh nghiệp thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa nhưng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có chức năng “kinh doanh lữ hành nội địa” theo quy định.

- Khắc phục khó khăn chương trình hoàn thuế cho du khách.

- Tăng số lượng tuyến đường trong số 60 tuyến đường do Sở Du lịch kiến nghị được gắn biển báo ưu tiên cho xe vận chuyển khách du lịch.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu về du khách

 

Tin: Bảo Khuyên

RELATED ARTICLES