THUMS - Hòn đảo khai thác dầu bí mật ở California

03/04/2018

Không quá xa khơi bờ biển Long Beach, California, là tập hợp 4 hòn đảo nhân tạo, gồm tòa nhà màu trắng cao chót vót nằm giữa những cây cọ, cây bụi và thác nước. Tất cả rực sáng bởi nhiều ánh đèn màu sắc vào ban đêm. Từ bờ biển gần đó, hòn đảo trông giống như khu nghỉ dưỡng hạng sang. Nhưng sự thật là đây chỉ là mặt tiền, ẩn sau là hoạt động khoan dầu khổng lồ ở vịnh.

Ngụy trang các cơ sở hạ tầng công nghiệp bằng vẻ bề ngoài hòa hợp với môi trường tự nhiên không phải là điều mới mẻ. Thành phố Toronto từng hóa trang trạm biến áp thành ngôi nhà nhỏ yên tĩnh trong hơn một thế kỷ. Tương tự như vậy, các thành phố lớn như New York, Paris, London cũng ẩn trục thông gió và đường ray tàu hỏa đằng sau những bức tường, các tòa nhà giả. Chúng thường bị phát hiện bởi những người dân có trí tò mò.

Tuy nhiên, việc xây dựng đảo THUMS Long Beach lại là một dự án công khai. Vậy nhưng không nhiều người dân biết điều này bởi các hòn đảo khá biệt lập với khu dân cư.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

THUMS là từ viết tắt của Texaco, Humble (nay là Exxon), Union Oil, Mobil, Shell và-năm công ty hình thành một tập đoàn để giám sát các hoạt động khoan tại vịnh San Pedro. Những hòn đảo được xây dựng vào năm 1965 với chi phí ước tính khoảng 22 triệu $. Hơn 640.000 tấn đá cuội, một số nặng khoảng năm tấn, đã được chuyển tới từ Đảo Catalina và sử dụng để xây dựng các vành đai của đảo, bắt đầu từ bến cảng, một số sâu 30-40 mét. Những hòn đảo này sau đó được đổ đầy cát nạo vét từ đáy bến cảng. Bước tiếp theo là trang trí cảnh quan và lắp đặt thiết bị.

Khi những cử tri Long Beach đưa ra đề án đầy tham vọng về kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên dầu nằm ngoài khơi, một phần của thỏa thuận là những hòn đảo phải được thiết kế như những hòn đảo nhiệt đới, ẩn bớt hoạt động khoan dầu thực tế.

“Những hòn đảo phải hòa hợp với cảnh quan tự nhiên và cảnh quan địa phương, không làm giảm đi vẻ đẹp tự nhiên của bến cảng” – Frank Komin nói. Ông là Phó Chủ tích điều hành các hoạt động phía Nam cho Công ty Cổ phần Tài nguyên California, công ty hiện đang sở hữu các hòn đảo.

Những hòn đảo được thiết kế bởi Joseph Linesch, người cũng thiết kế khi Disneyland. Những cây cọ trồng dày đặc bên ngoài. Mặt tiền bê tông giấu dàn khoan cũng để ngăn tiếng ồn công nghiệp khỏi các cư dân sinh sống gần đó.

Quần đảo THUMS còn được đổi tên là quần đảo Phi hành gia để vinh danh bốn phi hành gia người Mỹ đã thiệt mạng trong lúc làm việc của NASA-Theodore C. Freeman, Gus Grissom, Ed White và Roger B. Chaffee. Sau đó là Apollo 1, phi hành gia đã thiệt mạng trong một tai nạn hỏa hoạn tại bệ phóng.

Ngọc Anh - Nguồn:  Theo The AmusingPlanet
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES