Ima Keithel - “chợ của Mẹ”, khu chợ toàn phụ nữ lớn nhất thế giới

10/10/2024

Thoạt nhìn, Ima Keithel cũng giống như bất kỳ khu chợ nào khác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả khi chủ nhân của những cửa hàng là 5.000 phụ nữ đứng bán và định hình kinh tế và xã hội địa phương.

“Chợ của Mẹ”

Ima Keithel, nằm tại thành phố Imphal, bang Manipur, thoạt nhìn giống mọi khu chợ địa phương khác, tấp nập người bán - mua với đủ loại mặt hàng từ trái cây tươi đến thực phẩm, vải vóc. Nhưng khi đi dạo qua hơn 5.000 quầy hàng trải dài trên ba tòa nhà cao tầng và một biển lều bạt xung quanh, du khách sẽ nhận ra người bán ở đây đều là phụ nữ.

Bài liên quan

Trong tiếng địa phương Ima Keithel có nghĩa là "chợ của mẹ", được mệnh danh khu chợ dành riêng cho phụ nữ lớn nhất thế giới, theo CNN. Đàn ông có thể ra vào mua hàng, khuân vác hoặc làm nhiệm vụ bảo vệ, nhưng không có ai đứng bán trong quầy.

Các tiểu thương bán hàng từ hoàng hôn cho đến bình minh, với đủ loại mặt hàng từ trái cây tươi đến cá và vải

Các tiểu thương bán hàng từ hoàng hôn cho đến bình minh, với đủ loại mặt hàng từ trái cây tươi đến cá và vải

Đây là nơi phụ nữ làm chủ, quyết định và thúc đẩy nền kinh tế của bang Manipur. Chỉ có phụ nữ kết hôn mới được phép bán hàng tại chợ này. Để có một gian hàng chính thức tại Ima Keithel, phụ nữ phải được người bán hàng đã về hưu đề cử. Điều này tạo nên một tinh thần đoàn kết giữa các phụ nữ tại chợ.

Sáng sớm, mùi hương của eromba (món ăn địa phương gồm khoai tây nghiền, măng, tương ớt cá khô) thoảng trong không khí. Ở một góc chợ, nhóm các bà chủ túm tụm phàn nàn về việc bị giao hàng chậm hay chất lượng sản phẩm không được như ý.

Một nhóm phụ nữ khác bận rộn dâng lễ vật tại đền thờ Ima Imoinu - nữ thần bảo trợ cho công việc kinh doanh cho khu chợ. Trên các lối đi là hàng hóa xếp chồng lên nhau như gỗ thông thơm, lá trầu không, đồ gốm thủ công và giỏ trẻ, chăn lụa mịn, các loại thảm đủ màu sắc. Các tiểu thương đứng xen kẽ giữa các chồng hàng, đeo khăn choàng màu hồng, vàng, đỏ hoặc xanh lá. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Một số khác quấn khăn trùm đầu theo phong cách đạo Hồi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Chợ Ima Keithel mở cửa từ thế kỷ 16 khi nhu cầu người dân muốn tạm thời có nơi mua sắm để mua bán cây trồng. Lokendra Arambam, một chuyên gia về thời kỳ tiền thuộc địa của khu vực tại Đại học Manipur cho biết chợ bắt đầu từ các hoạt động trao đổi cá, rau và các sản phẩm kinh tế khác của phụ nữ.

Mô hình thu nhỏ của xã hội bình đẳng

Ima Keithel là một mô hình thu nhỏ của xã hội bình đẳng. Manipur có tỷ lệ phụ nữ biết chữ cao nhất ở Ấn Độ và được coi là bang tiên phong cho bình đẳng giới trên cả nước.

Hàng ngày, những người phụ nữ đều tới dâng lễ vật tại đền thờ Ima Imoinu, nữ thần của sự giàu có và kinh doanh, và là người bảo vệ chính của khu chợ

Hàng ngày, những người phụ nữ đều tới dâng lễ vật tại đền thờ Ima Imoinu, nữ thần của sự giàu có và kinh doanh, và là người bảo vệ chính của khu chợ

Empty

Một phong tục xưa có tên là Lallup-Kaba (đàn ông trong độ tuổi từ 17-60 phải thoát ly gia đình để phục vụ cho chế độ nhà nước lúc bấy giờ mà không có thù lao) được thực hiện nghiêm ngặt trong cộng đồng người Meitie - nhóm dân tộc chiếm đa số ở Manipur. Đàn ông được đưa đến làm việc ở những vùng sâu, vùng xa hoặc đi chiến đấu trong các cuộc chiến tranh với các vương quốc láng giềng. Để quán xuyến gia đình, phụ nữ phải tự canh tác, dệt vải, làm ra một số mặt hàng để bán ở chợ và chăm sóc con trẻ. Và điều này dẫn đến sự ra đời của chợ Ima Keithel.

Chỉ phụ nữ đã kết hôn mới được phép buôn bán trong chợ và những quầy hàng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông thường, phụ nữ lớn tuổi quản lý các quầy hàng và phụ nữ trẻ hơn trong cùng gia đình bán và giao hàng. Mỗi gia đình mang hàng hóa đặc biệt của riêng họ ra chợ bán. Những phụ nữ không có gian hàng, họ bán dạo hoặc trải bạt trên đất bên ngoài chợ, bày thức ăn, hoa quả, đồ thủ công... để bán.

Theo phong tục, chỉ những phụ nữ đã kết hôn mới được chính thức buôn bán ở chợ, và để có được một chỗ trong khu vực chính thức

Theo phong tục, chỉ những phụ nữ đã kết hôn mới được chính thức buôn bán ở chợ, và để có được một chỗ trong khu vực chính thức

Đặc biệt, nhiều phụ nữ đã sử dụng cơ hội làm việc ở chợ để thoát ra khỏi các chuẩn mực xã hội truyền thống. Hậu đại dịch Covid-19, hiện tại, hoạt động kinh doanh đã trở lại sôi nổi tại khu chợ có lịch sử hàng thế kỷ. Khu chợ mỗi ngày là là sự pha trộn đầy mê hoặc của màu sắc, âm thanh và mùi vị rực rỡ – cùng những tác động tích cực đối với phụ nữ là vô giá.

Nhờ vị trí chiến lược, dễ tiếp cận mà thành phố Imphal của bang Manipur dần phát triển trở thành trung tâm kinh tế của khu vực

Nhờ vị trí chiến lược, dễ tiếp cận mà thành phố Imphal của bang Manipur dần phát triển trở thành trung tâm kinh tế của khu vực

Tại khu chợ, có người đã thoát ra khỏi các chuẩn mực xã hội truyền thống. Bà Nongmai Them Khumsonbi, 80 tuổi - bán vải - nói rằng khi mới cưới, chồng bà đã không muốn bà trở thành người buôn bán ở chợ vì ông cho rằng phụ nữ không nên đi làm.

Nhờ vị trí chiến lược, dễ tiếp cận của Imphal ở trung tâm Manipur, thành phố dần phát triển trở thành trung tâm kinh tế của khu vực và những người phụ nữ ở Ima Keithel ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES