Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, nhiều điểm vượt ngưỡng rất có hại cho sức khỏe

07/10/2024

Tại nhiều thời điểm, chất lượng không khí Thủ đô ghi nhận ở mức xấu, chỉ số ô nhiễm đứng đầu thế giới. Ô nhiễm không khí gia tăng, những người thuộc nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già, người mắc các bệnh về phổi có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Theo biểu đồ chất lượng không khí mới nhất tại Hà Nội, thủ đô của chúng ta ô nhiễm không khí ở mức "Không Lành Mạnh" liên tục trong 4 ngày đầu tháng 10, cụ thể từ 4/10 đến 7/10. Theo AQI, dự báo từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày 7/10, nồng độ bụi mịn PM2.5 sẽ đạt mức cao nhất, khoảng 130,3 µg/m3 (micrograms/mét khối). Cùng ngày, từ khoảng 1 giờ chiều đến 2 giờ chiều ngày 7/10, nồng độ bụi mịn PM10 cũng đạt mức cao nhất, là 119,5 µg/m3.

Bài liên quan

Tính theo thời gian thực, chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội hiện đang là 168. Chiếu theo giá trị của chỉ số theo Bảng AQI đối với ô nhiễm ôzôn và bụi mịn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) thì chỉ số 168 thuộc mức Đỏ - Không Lành Mạnh; xếp thứ 4 trên thang đo ô nhiễm không khí gồm 6 thang.

Hà Nội nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới

Hà Nội nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới

Ô nhiễm không khí ở TP. Hà Nội nặng tới mức người dân có thể cảm nhận bằng mắt thường. Theo khuyến cáo của EPA, với mức độ ô nhiễm không khí Không Lành Mạnh này, một số người có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Trên thực tế, tình trạng khói bụi mù mịt bao trùm thành phố, nhất là khoảng thời gian sáng sớm là điều không còn xa lạ với người dân. Từ xa có thể thấy lớp sương mù dày đặc bao trùm nhiều tòa nhà cao tầng, đường phố. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng này khiến cho nhiều người đang sống, làm việc ở Thủ đô cảm thấy lo ngại cho sức khỏe của bản thân, và thấy lo sợ, e ngại khi tham gia giao thông do ảnh hưởng xấu của ô nhiễm không khí.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Lúc 8h50, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí không lành mạnh

Lúc 8h50, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí không lành mạnh

WHO cho biết, ô nhiễm không khí là một trong những rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe của nhóm người nhạy cảm, như trẻ em, người già. Theo thông tin của WHO, ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới năm 2019; tỷ lệ tử vong này là do phần lớn tiếp xúc với các bụi mịn, từ đó gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Khoảng 89% số ca tử vong sớm này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và con số lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương của WHO. Các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm: Vật chất dạng hạt/bụi mịn (PM), Carbon monoxide (CO), Ozone (O3), Nitơ đioxit (NO2), Lưu huỳnh đioxit (SO2).

Theo khuyến nghị của IQAir, người dân tránh tập thể ngoài trời, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài

Theo khuyến nghị của IQAir, người dân tránh tập thể ngoài trời, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài

Trong số đó, bụi mịn PM2.5 (các hạt bụi có đường kính 2,5 micron trở xuống) có tác động cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe con người. Loại bụi mịn này phát thải từ quá trình đốt xăng, dầu, nhiên liệu diesel hoặc gỗ. Vì có kích thước cực kỳ nhỏ, PM2.5 có thể xâm nhập vào phổi, mạch máu.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra trên địa bàn TP. Hà Nội, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần theo dõi thường xuyên chất lượng không khí để bố trí lịch làm việc, vui chơi hợp lý. Người dân nên thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp, chú ý bảo vệ sức khỏe trong điều kiện ô nhiễm đặc thù này.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tránh tập thể ngoài trời, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài, chạy máy lọc không khí.

Trong trường hợp phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động có cường độ vừa phải. Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Trong hợp phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES