Khi bánh mỳ trở thành những tác phẩm nghệ thuật

14/08/2021

Đối với nhà thiết kế người Nhật Bản Manami Sasaki, những lát bánh mì không chỉ là thực phẩm, chúng còn là "tấm vải nền" để vẽ nên những bức tranh nghệ thuật. Cô tỉ mỉ kết hợp bánh mì nướng với các nguyên liệu đầy màu sắc để tạo ra các tác phẩm tuyệt đẹp về cả hình thức lẫn nội dung.

Manami Sasaki là nghệ sĩ Nhật Bản chuyên vẽ tranh minh họa màu nước, hiện đang làm việc cho một công ty thiết kế. Trong thời gian cách ly xã hội, cô đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trên chính những lát bánh mì nướng khi làm việc tại nhà.

Mỗi buổi sáng, cô xem lát bánh mì của mình như tờ giấy để vẽ nên những bức tranh độc đáo và đăng tải chúng trên tài khoản Instagram cá nhân. Những bức tranh bánh mì mang các chủ đề khác nhau, từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nhà thiết kế tài năng người Nhật Ikko Tanaka đến vườn đá Nhật Bản. Các nguyên liệu cô sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ nhà bếp Nhật Bản nào như rong biển, cà chua, các loại hạt...

1

Trong hình là lát bánh mì mô phỏng lại bức tranh Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Shakaru của nghệ sĩ Ikko Tanaka. Trên miếng bánh, hoạ sĩ ukiyo-e Sharaku nổi tiếng của xứ phù tang được tái hiện lại đầy màu sắc với sự kết hợp của các nguyên liệu gồm quế, bơ thực vật, kem chua, sô cô la, kiwi, anh đào, mứt việt quất.

4

Được làm từ cá mòi, rong biển, trứng cá tuyết muối, kem chua và cà chua bi, lát bánh mì này là hình ảnh lá bài hoa hay còn gọi là hanafuda - loại bài lá truyền thống của người dân đất nước Mặt Trời mọc. Bộ bài có mười hai bộ thẻ, mỗi bộ được đặt tên theo một tháng và loài hoa liên quan. Thẻ bài được vẽ lại là hình chim hạc Tancho - loài chim biểu tượng trong văn hóa Nhật Bản.

Empty
Empty

Một tác phẩm lấy cảm hứng từ hoa nhài, được làm từ sốt cà chua, bơ thực vật, lá bạc hà và mù tạt. Sau khi được nướng lên (hình bên phải), những bông hoa tan chảy và nhuỵ hoa biến mất, tạo nên hiệu ứng ảnh mờ đầy nghệ thuật.

5

Tác phẩm mô phỏng bức tranh chân dung của Sei Shōnagon - nữ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng sống vào khoảng năm 1000 trong thời kỳ Heian của lịch sử Nhật Bản. Lát bánh mì cầu kỳ này được làm từ kem chua, cá mòi, mực, cá hồi, bắp cải tím, tôm, rong biển, phô mai.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
6

Miếng bánh lấy cảm hứng từ Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ của Nhật Bản bằng cách trám các phần bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Lát bánh mì được sáng tạo dựa trên triết lý Kintsugi - "vết thương là nơi ánh sáng đi vào bên trong bạn". Trên mặt bánh, nghệ sĩ sử dụng kem chua, vàng lá có thể ăn được và sốt cà chua.

Empty
Empty

Hai lát bánh mì có chủ đề về những tác phẩm Chojiya Misayama của nghệ sĩ ukiyo-e nổi tiếng Kitagawa Utamaro. Khác với những bức tranh mỹ nhân khác (tranh mỹ nhân là thể loại đại diện cho Ukiyo-e), tác phẩm của Utamaro đặc biệt tập trung vào khuôn mặt người phụ nữ và nét mặt khi vẽ cận cảnh. Sasaki đã sử dụng rất nhiều nguyên liệu đặc trưng của Nhật như trứng cá tuyết Mentaiko và mực ống để vẽ lại hai bức tranh này.

Empty

Dưới bức ảnh đăng trên Instagram, Sasaki chia sẻ rằng hôm làm miếng bánh này trời rất nóng nên đã chọn chủ đề cá vàng Nhật Bản, tạo nên bức tranh hai chú cá bơi lội với nguyên liệu từ giăm bông prosciutto, mực ống, chervil và phần đế bánh được phủ một lớp kem chua. Cá vàng là hình ảnh phổ biến trong đời sống và văn hóa nghệ thuật của xứ sở Mặt Trời mọc, tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa như biểu tượng của người cha, của những đứa con trai, biểu tượng cho may mắn, hạnh phúc và giàu có.

2

Lát bánh mì lấy cảm hứng từ vườn đá - một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, làm từ kem chua, các loại hạt và matcha. Trong chú thích cho bức ảnh được đăng tải, Sasaki tiết lộ những đường vân kem trên lát bánh mì có thể đươc tạo ra bằng lược, và nếu sử dụng húng quế thay cho matcha thì ăn kèm với kem chua cũng rất ngon. Nghệ sĩ cũng chia sẻ khu vườn đá yêu thích của cô là ngôi chùa Ryoanji.

Empty
Empty

Không chỉ sáng tạo lại những nét văn hoá, nghệ thuật Nhật Bản, đôi khi nghệ sĩ còn sáng tạo những lát bánh có chủ đề rất "Tây". Miếng bánh lấy cảm hứng từ truyện tranh Mỹ phong cách lãng mạn những năm 1950 này sử dụng rất nhiều thành phần, gồm có bột cà ri, trứng cá tuyết, mực ống, cà rốt, v.v. Sasaki còn cắt lát bánh làm đôi để tạo hiệu ứng chuyển khung hình y như trong truyện.

Thời gian tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chủ đề và trung bình mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Tác phẩm kì công nhất mất đến 6 tiếng để làm xong. Khi có nhiều công việc phải làm, Sasaki thường chọn một chủ đề đơn giản.

Nghệ sĩ cho biết, “Tôi chọn chủ đề vào đêm hôm trước, nghĩ về những nguyên liệu mà tôi thích ăn vào sáng hôm sau. Sau đó, tôi đến cửa hàng tạp hóa, mua thêm các nguyên liệu mới và về nhà để sáng tạo. Khoảng 60% phần chuẩn bị cho món ăn được hoàn thành vào đêm hôm trước. Tôi thức dậy vào buổi sáng, hoàn thành tác phẩm sau đó chụp ảnh và ăn”.

"Khoảnh khắc tôi thích nhất là khi nướng bánh mì, sự sáng tạo và thức ăn của tôi hòa làm một. Mùi bánh mì rất thơm khiến tôi chỉ muốn ăn thật nhanh" - Sasaki chia sẻ.

Một số “bức hoạ bánh mì" khác của nhà thiết kế Nhật Bản

Những hoa văn truyền thống Nhật Bản kết hợp với nhau trên lát bánh mì

Những hoa văn truyền thống Nhật Bản kết hợp với nhau trên lát bánh mì

Tái hiện một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Lang Jingshan bằng kem chua, sốt mực và một chút tương cà

Tái hiện một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Lang Jingshan bằng kem chua, sốt mực và một chút tương cà

Bức tranh mặt trăng được tạo hình từ sốt mực và một phết bơ

Bức tranh mặt trăng được tạo hình từ sốt mực và một phết bơ

Lát bánh mì mô phỏng trang bìa Tạp chí Vogue năm 1950

Lát bánh mì mô phỏng trang bìa Tạp chí Vogue năm 1950

Miếng bánh lấy chủ đề The Lobster (2015), một bộ phim hài lãng mạn khoa học viễn tưởng do Hy Lạp, Pháp, Ireland, Hà Lan và Anh đồng sản xuất

Miếng bánh lấy chủ đề The Lobster (2015), một bộ phim hài lãng mạn khoa học viễn tưởng do Hy Lạp, Pháp, Ireland, Hà Lan và Anh đồng sản xuất

An - Ảnh: sasamana1204 - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES