Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới

07/12/2024

Từ một đô thị cổ kính đang dần bị lãng quên, Hội An đã trải qua một hành trình hồi sinh ngoạn mục. Những năm 1990, đô thị này đối mặt với nguy cơ sụp đổ, các công trình kiến trúc cổ bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng, Hội An đã được trùng tu, bảo tồn một cách tỉ mỉ, khôi phục lại vẻ đẹp vốn có, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Cách đây 25 năm, khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) và đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa của nhân loại.

Bài liên quan

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu khẳng định, 25 năm trước, từ một đô thị nhiều khó khăn, nguy cơ sụp đổ các di tích, đến nay, Đô thị cổ Hội An đã trải qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, vẫn giữ được vẻ trầm mặc, cổ kính trong không gian quần thể kiến trúc đô thị truyền thống được bảo tồn gần như hoàn hảo.

Từ một đô thị cổ kính đang dần bị lãng quên, Hội An đã trải qua một hành trình hồi sinh ngoạn mục

Từ một đô thị cổ kính đang dần bị lãng quên, Hội An đã trải qua một hành trình hồi sinh ngoạn mục

Hội An hiện là điểm đến du lịch nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, khu vực và quốc tế; đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt từ lợi ích của di sản mang lại. Đây là thành quả hết sức to lớn và đầy tự hào suốt chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Hội An đã trở thành một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của Việt Nam cũng như trên thế giới trong công cuộc gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận này không chỉ giúp bảo tồn bản sắc văn hóa, tính tự chủ của cộng đồng mà còn đảm bảo tính bền vững thông qua sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

TP Hội An đã có nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy hơn 50 nghề thủ công truyền thống, trong đó có 6 nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh nghệ thuật Bài chòi đã quá quen thuộc và được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; năm 2023, Lễ hội Tết Nguyên Tiêu và Lễ hội Tết Trung Thu ở Hội An được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt tháng 10/2023, TP Hội An đã chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng, Hội An đã được trùng tu, bảo tồn một cách tỉ mỉ, khôi phục lại vẻ đẹp vốn có, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng, Hội An đã được trùng tu, bảo tồn một cách tỉ mỉ, khôi phục lại vẻ đẹp vốn có, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Hoạt động tổ chức tham quan trong khu phố cổ: nếu trong năm 2000, Hội An có 192.420 lượt khách thì năm 2019 con số này là gần 5,7 triệu lượt; tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch năm 2023 đạt 7,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 3,8 triệu lượt, doanh thu du lịch 7.950 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khách quốc tế đạt 4,3 triệu lượt, doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2024 đạt 6.230 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong xu thế phát triển hiện nay, di sản đô thị cổ Hội An đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức về quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, công tác quản lý không theo kịp tốc độ phát triển du lịch. Điều đó đã đặt ra cho cả hệ thống chính trị thành phố và đội ngũ những người làm công tác bảo tồn, phát huy di sản Hội An nhiều trăn trở.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES