Lộng lẫy lễ hội Sắc xuân Tây Bắc ở Sapa

29/03/2014

Với phiên chợ và những trò chơi gian dân đậm chất Tây Bắc cùng chương trình nghệ thuật hoành tráng, Lễ hội văn hóa “Sắc xuân Tây Bắc” là một điểm hẹn du khách không thể bỏ qua khi đến với Sapa tháng 4 này.

“Sắc xuân Tây Bắc” là lễ hội do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp cùng UB Dân tộc miền núi và Tỉnh Lào Cai tổ chức tại sân quần - trung tâm thị trấn Sapa (tỉnh Lào Cai) trong 2 ngày 5-6/4/2014. 

Ban tổ chức cho biết, sự kiện được chuẩn bị công phu, hứa hẹn là một lễ hội hoành tráng, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi biên cương Tây Bắc Tổ quốc. Đây cũng là sự kiện kỷ niệm 1 năm ra mắt Bộ tính năng Buôn làng mà Viettel phát triển dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà con nóng lòng chờ đón Lễ hội buôn làng

Khám phá bản sắc núi rừng Tây Bắc 
Ngay trong buổi khai mạc, đồng bào các dân tộc tại Sapa và du khách sẽ được đắm mình trong một không gian lễ hội đặc sắc. 
Bên cạnh đó, trong không gian chợ phiên, đắm mình trong một không gian đậm đà bản sắc Tây Bắc với màn trình diễn trang phục dân tộc, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức và nghe giới thiệu về sự tinh túy, công phu và triết lý văn hóa trong ẩm thực của đồng bào Tây Bắc. 
Điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật buổi tối ngày 5/4 với sự tham gia của 6 đoàn nghệ thuật Tây Bắc và các ca sỹ hàng đầu Việt Nam.

Những hoạt động bên lề sôi động
Trong khuôn khổ lễ hội, hoạt động khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc do Viettel phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức cũng được bà con mong đợi. 
Theo ban tổ chức, trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Bắc sẽ được trải nghiệm miễn phí các sản phẩm, dịch vụ của Viettel, trong đó có Bộ tính năng Tomato Buôn làng; được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ viễn thông vào mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia vào nhiều trò chơi đố vui với những phần thưởng có giá trị cao.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bà con dân tộc hào hứng với tính năng Bộ tính năng Tomato Buôn làng

Bà Phạm Thị Thanh Vân, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết: “Lễ hội “Sắc Xuân Tây Bắc” với ý nghĩa như một món quà tinh thần gửi tặng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên cương Tổ quốc. 
Lễ hội không chỉ là dịp để bà con được giao lưu, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình mà còn là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế được tận mắt tìm hiểu, cảm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.”

Nhân dịp này, Viettel cũng tổ chức kỷ niệm 1 năm ra mắt bộ tính năng Buôn làng. Chính thức ra mắt vào tháng 1/2013, Bộ tính năng Tomato Buôn làng là sản phẩm viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam có hỗ trợ ngôn ngữ cho đồng bào dân tộc thiểu số (hiện tại gồm 10 ngôn ngữ, bao gồm Khơ me, Gia rai, Tày Nùng, Mông, Dao, Thái, Mường, Ba Na, Ê đê, H'rê). 
Bà Phạm Thị Thanh Vân cũng cho biết: “Tính năng gọi lên tổng đài 3334 (Tổng đài hướng dẫn nông nghiệp, tin tức tổng hợp hàng tuần, kể chuyện, nghe nhạc trực tuyến bằng tiếng dân tộc phát 24h/24h) được bà con sử dụng nhiều nhất với gần 300.000 cuộc gọi chỉ trong tháng 1/2014.”

Cùng nhau sử dụng Bộ tính năng Tomato Buôn làng

Trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện thêm nhiều tính năng, tiện ích của Bộ tính năng Tomato Buôn làng và hướng tới phổ cập dịch vụ viễn thông cho hơn 12 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào tiếp cận được với thông tin xã hội, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa và ngôn ngữ của mình.

Được thiết kế dựa trên những nghiên cứu sâu sắc về tập quán văn hóa và sinh hoạt của đồng bào, Bộ tính năng Tomato Buôn làng ngay từ khi ra đời đã được sự đón nhận của đông đảo bà con và đạt con số gần 1,86 triệu thuê bao chỉ sau một năm hoạt động.

Đặc biệt, thay vì cung cấp tổng đài bằng tiếng Kinh như thông thường, Viettel cung cấp tổng đài giải đáp với 10 ngôn ngữ, giúp bà con tiếp cận với dịch vụ viễn thông dễ dàng hơn và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

 

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES