Lưu giữ hồn gốm Chăm nơi Làng gốm Bàu Trúc

26/05/2024

Tọa lạc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, làng gốm níu chân du khách bởi những sản phẩm thủ công tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm và cả câu chuyện gìn giữ truyền thống lâu đời của cộng đồng.

Nằm nép mình trên con đường Quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 12 km về hướng Nam, làng gốm Bàu Trúc là một trong ba làng nghề lâu đời ở Ninh Thuận. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tinh xảo mang đậm bản sắc văn hóa Chăm mà còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Nơi đây không có những xưởng gốm hiện đại, khói lửa mịt mù, mà chỉ có những mái nhà tranh đơn sơ...

Nơi đây không có những xưởng gốm hiện đại, khói lửa mịt mù, mà chỉ có những mái nhà tranh đơn sơ...

...cùng những chiếc gốm mộc mạc được làm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân Chăm.

...cùng những chiếc gốm mộc mạc được làm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân Chăm.

Từ làng nghề truyền thống, nơi đây đã thu hút bao du khách ghé thăm.

Từ làng nghề truyền thống, nơi đây đã thu hút bao du khách ghé thăm.

Bài liên quan

Ấn tượng gốm Bàu Trúc

Mặc dù không nổi tiếng và đông đúc như các làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội, Minh Long ở Bình Dương hay Thanh Hà ở Quảng Nam, làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của văn hóa Chăm trong phong cách làm gốm. Những sản phẩm gốm ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách độc đáo của người Chăm, tạo nên một sức hút riêng biệt.

Gốm Bàu Trúc mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách của người Chăm.

Gốm Bàu Trúc mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách của người Chăm.

Được xem là một trong những làng gốm có tuổi đời lâu nhất tại khu vực Đông Nam Á, làng gốm Bàu Trúc đã được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tên gọi "Bàu Trúc" bắt nguồn từ cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của làng. "Bàu" có nghĩa là vùng nước đọng hoặc ao lớn, làng có một ao nước khá to, xung quanh ao là những bụi trúc mọc um tùm. Do đó, tên gọi "Bàu Trúc" đã được người dân dùng để đặt cho làng gốm, gắn liền với hình ảnh thiên nhiên độc đáo và yên bình của vùng đất này.

Nơi đây vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của văn hóa Chăm trong phong cách làm gốm.

Nơi đây vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của văn hóa Chăm trong phong cách làm gốm.

Những đôi bàn tay làm nên văn hóa

Như nhiều loại gốm khác, gốm Bàu Trúc được tạo nên từ những nguyên liệu quen thuộc: đất sét và cát mịn. Nguồn nguyên liệu này được khai thác từ những cánh đồng lúa ven bờ sông Quao - dòng sông cách làng gốm Bàu Trúc không xa, chỉ cần đi theo con đường tỉnh lộ 703.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cô Quảng Thị Ngọ (nghệ nhân gốm tại làng) cho biết: "Để tìm được lớp đất sét thích hợp, người dân làng gốm phải đào sâu tới 3 lớp đất thịt bên trên. Sau khi khai thác, đất sét được phơi khô, đập vỡ và nhồi cùng nước để tạo độ dẻo và kết dính. Tiếp theo, nghệ nhân gốm sẽ trộn đất sét với cát mịn theo tỷ lệ phù hợp với kích thước và công dụng của sản phẩm mà họ muốn tạo ra".

Nghệ nhân Quảng Thị Ngọ.

Nghệ nhân Quảng Thị Ngọ.

Điểm đặc biệt của gốm Bàu Trúc chính là sự mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế. Trong khi nhiều làng gốm khác đã áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, với bàn xoay, lò nung điện hay gas, thì làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ nguyên vẹn kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm qua hàng ngàn năm. Nơi đây được ví như "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Chăm.

Điểm độc đáo nhất của gốm Bàu Trúc chính là kỹ thuật "làm bằng tay, xoay bằng mông". Thay vì sử dụng bàn xoay, người thợ gốm Bàu Trúc tạo hình sản phẩm hoàn toàn bằng tay. Họ khéo léo nặn, vuốt từng khối đất sét, di chuyển bằng cách đi giật lùi, kết hợp hai tay để tạo nên những chiếc bình, ang, chum, lọ... với những hoa văn tinh xảo mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm.

Empty
Điểm đặc biệt nhất của gốm Bàu Trúc chính là kỹ thuật

Điểm đặc biệt nhất của gốm Bàu Trúc chính là kỹ thuật "làm bằng tay, xoay bằng mông".

Bên cạnh đó, kỹ thuật nung gốm ở Bàu Trúc cũng vô cùng đặc biệt. Thay vì sử dụng lò nung hiện đại, người dân nơi đây vẫn giữ nguyên cách nung gốm truyền thống lộ thiên bằng củi.

Nghệ nhân Quảng Thị Ngọ chia sẻ: "Các lớp dùng để nung gốm theo thứ tự gồm trấu - củi - gốm - củi - rơm. Gốm được nung ngoài trời, khi nung người nghệ nhân sẽ phun một lớp vỏ lụa điều đã được ngâm qua đêm lên bề mặt gốm để gốm có màu bóng hơn. Nhiệt độ càng cao thì càng ăn màu đều và đẹp".

Độ lên màu bền đẹp tùy thuộc vào nhiệt độ và lớp vỏ lụa điều khi nung.

Độ lên màu bền đẹp tùy thuộc vào nhiệt độ và lớp vỏ lụa điều khi nung.

Chính nhờ phương pháp nung thủ công này mà gốm Bàu Trúc mang một màu sắc và độ bền đặc trưng, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Du khách thích thú trải nghiệm làm gốm theo cách thức của người Chăm.

Du khách thích thú trải nghiệm làm gốm theo cách thức của người Chăm.

Bài liên quan

Làng gốm Bàu Trúc không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến với Bàu Trúc, du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như tham quan làng nghề, tự tay làm gốm, tìm hiểu về văn hóa Chăm và mua sắm những sản phẩm gốm độc đáo.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES