Du lịch bền vững không chỉ là xu hướng

24/05/2024

Khi thế giới phải đối mặt với muôn vàn khủng hoảng về tài nguyên hậu đại dịch, du lịch bền vững trở thành một xu thế mới dần lan tỏa đi khắp nơi và mỗi quốc gia lại có một cách khai thác, bảo tồn riêng.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, du lịch bền vững trở thành một chủ đề quan trọng được đưa ra “mổ xẻ” và phân tích trên toàn thế giới, như một phản ứng với những tác động tiêu cực của du lịch truyền thống lên môi trường và xã hội.

Khi Việt Nam nổi tiếng là quốc gia sở hữu vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa phong phú, du lịch bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là một cam kết về tương lai.

Du lịch bền vững trở thành một xu thế mới dần lan tỏa đi khắp nơi và mỗi quốc gia lại có một cách khai thác, bảo tồn riêng

Du lịch bền vững trở thành một xu thế mới dần lan tỏa đi khắp nơi và mỗi quốc gia lại có một cách khai thác, bảo tồn riêng

Du lịch bền vững hiểu đơn giản là cách thức phát triển và thực hiện các hoạt động du lịch mà ở đó, việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường, tôn trọng văn hóa bản địa và đóng góp tích cực vào kinh tế địa phương được đặt lên hàng đầu. Không chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, du lịch bền vững còn chú trọng đến việc tạo ra những giá trị tích cực cho cả du khách và cộng đồng địa phương.

Tại sao du lịch bền vững là xu hướng phổ biến?

Sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học đã khiến cho du lịch bền vững trở thành một lựa chọn ưu tiên cho cả người tiêu dùng cùng các nhà hoạch định chính sách. Mọi người ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm du lịch ý nghĩa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Hiểu một cách đơn giản, khi đi du lịch dù “bụi” hay “sang chảnh”, du lịch bền vững hướng con người vào những giá trị mà họ thực sự cần. Nếu như trước đây, các khách sạn bắt buộc phải có bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng hay dao cạo râu. Tuy nhiên, mô hình du lịch bền vững giúp cho việc tiết kiệm nhiên liệu và nhân lực. Du khách nếu thực sự cần thì sẽ lấy những món đồ này trước khi nhận phòng và cần bao nhiêu, lấy bấy nhiêu. Thêm vào đó, nhiều du khách giờ đây cũng thích nhận voucher hoặc giảm giá các bữa ăn trong nhà hàng, thay thế cho việc dọn phòng hàng ngày. Đó cũng là một cách để phát triển du lịch bền vững – cần gì thì sẽ cung đó chứ không cung ngay từ đầu.

Đến Hội An có thể thấy một không khí cổ kính cảm giác như đây là nơi thời gian ngừng lại

Đến Hội An có thể thấy một không khí cổ kính cảm giác như đây là nơi thời gian ngừng lại

Tại Việt Nam, Quảng Bình là một trong những nơi tiêu biểu và đặc trưng nhất cho mô hình phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là với Sơn Đoòng – hang động tự nhiên lớn nhất thế giới được cả thế giới công nhận và trở thành một biểu tượng của du lịch phiêu lưu mạo hiểm. Ý tưởng hình thành từ những năm 90, đến nay Oxalis Adventure đã tiên phong trong việc tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá hang động tại Việt Nam. Khi mô hình khám phá hang động được áp dụng ở Quảng Bình, 500 lao động địa phương đã có việc làm và các tour khám phá hang từ Tú Làn, hang Tiên, hang Én… đem tới trải nghiệm hoàn toàn khác lạ do du khách.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Hòa mình vào thiên nhiên và hoàn toàn không có Internet trong vài ngày, thực hiện những thử thách như không tưởng để vượt qua giới hạn của bản thân, ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên đã tồn tại tới hàng nghìn năm và tận hưởng cảm giác “detox” tâm hồn là những trải nghiệm “gây nghiện” với nhiều du khách tới Quảng Bình. Và điều quan trọng nhất mỗi tour hang động ở Quảng Bình mang đến là ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, gần như không bao giờ thấy rác thải xuất hiện như các điểm du lịch đại trà.

Hòa mình vào thiên nhiên tại hang Tú Làn, Quảng Bình

Hòa mình vào thiên nhiên tại hang Tú Làn, Quảng Bình

Đến năm 2013, hành trình đưa Sơn Đoòng ra thế giới đã trở thành một cột mốc cho việc phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam cũng như khiến bạn bè quốc tế choáng ngợp và đều mong ước được tới đây một lần trong đời. Đến nay, sau hơn 10 năm, tour Sơn Đoòng vẫn giữ vững tinh thần và mục tiêu bền vững khi chỉ tiếp đón giới hạn 1.000 người vào hang mỗi năm.

Hội An cũng là một ví dụ điển hình về việc phát triển du lịch bền vững. Thành phố này đã nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa và kiến trúc cổ xưa trong khi vẫn mở cửa đón du khách từ khắp nơi trên thế giới. Việc giới hạn số lượng khách tham quan, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe đạp và tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống là những biện pháp đã được áp dụng. Đến Hội An có thể thấy một không khí cổ kính cảm giác như đây là nơi thời gian ngừng lại. Thế nhưng xung quanh Hội An vẫn có rất nhiều khu nghỉ dưỡng tiện nghi, cao cấp mà vẫn lưu giữ được những nét truyền thống đặc trưng, thể hiện từ kiến trúc tới nội thất.

Hội An cũng là một ví dụ điển hình về việc phát triển du lịch bền vững

Hội An cũng là một ví dụ điển hình về việc phát triển du lịch bền vững

Bài liên quan

Khi du lịch có trách nhiệm

Để du lịch bền vững phát triển, sự thay đổi nhận thức của du khách là yếu tố then chốt. Tại Việt Nam, nhiều chiến dịch giáo dục được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và văn hóa bản địa. Giới trẻ, với sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, đang trở thành đối tượng chính trong các chiến dịch này, khuyến khích một lối sống và cách thức du lịch có trách nhiệm hơn.

Tại làng Hida, Nhật Bản, nhiều du khách có thể thích thú với việc di chuyển bằng xe đạp

Tại làng Hida, Nhật Bản, nhiều du khách có thể thích thú với việc di chuyển bằng xe đạp

Nhiều người trẻ đi giờ đây thường chọn những nơi áp dụng mô hình du lịch bền vững, từ khách sạn, nhà hàng cho tới cảnh quan. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất về mô hình này. Tại làng Hida, nhiều du khách có thể thích thú với việc di chuyển bằng xe đạp, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Chuỗi khách sạn Nipponia có ở nhiều địa điểm trên khắp nước Nhật đi theo mô hình cải tạo những ngôi nhà cũ hay các địa điểm lịch sử thành một khách sạn boutique 4 sao, đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn mang những nét dấu ấn thời gian. Với du lịch bền vững, người dân địa phương là nguồn nhân lực chính bởi hơn ai hết, họ là những người biết rõ nhất về vùng đất mình đang sống và sẽ trở thành người kể chuyện với đầy đủ sự tinh tế trong phong cách sống.

Nếu như ngày trước, các làng quê dù đẹp đến mấy cũng khó giữ chân được người trẻ sau khi trưởng thành về lập nghiệp. Tuy nhiên với xu hướng du lịch bền vững ngày càng phát triển, chúng ta đã được thấy những trào lưu “bỏ phố về quê”, biến mỗi vùng đất trở thành một câu chuyện đặc sắc chờ đợi được kể.

Empty
Nhiều người trẻ đi giờ đây thường chọn những nơi áp dụng mô hình du lịch bền vững, từ khách sạn, nhà hàng cho tới cảnh quan. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất về mô hình này

Nhiều người trẻ đi giờ đây thường chọn những nơi áp dụng mô hình du lịch bền vững, từ khách sạn, nhà hàng cho tới cảnh quan. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất về mô hình này

Chìa khóa để mở rộng du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững cần sự chung tay của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chính sách hỗ trợ tài chính, quy hoạch sử dụng đất hợp lý và việc áp dụng công nghệ xanh trong quản lý du lịch là những yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với giá trị văn hóa và tự nhiên địa phương cũng là chìa khóa để thu hút du khách một cách bền vững.

“Ông trùm du lịch mạo hiểm thế giới” kiêm nhà đồng sáng lập của Intrepid Travel (một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về du lịch bền vững) Darrell Wade vừa dừng chân tại Việt Nam. Darrell Wade cho biết giờ đây, càng nhiều du khách coi trọng việc phát triển du lịch bền vững ở những nơi họ đặt chân tới.

“Ở đó họ có dùng túi nhựa không? Họ xử lý các nguồn năng lượng tự nhiên thế nào? Nhân lực được tận dụng ra sao? Những câu hỏi này sẽ quyết định cho chuyến đi của họ và cả thời gian họ dự tính lưu trú ở điểm đến”, Darrell Wade nói.

Empty
Empty

Việc tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch bền vững không chỉ giúp bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá mà còn mở ra cơ hội kinh tế mới cho cộng đồng địa phương, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Du lịch bền vững không phải là một điểm đến; mà đó là một hành trình của sự tôn trọng: tôn trọng văn hóa, tôn trọng môi trường và tôn trọng cộng đồng địa phương.

Bài và ảnh: Nick M
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES