Ly kỳ giai thoại lâu đài trên cao nguyên trắng

27/05/2013

Giai thoại về việc xây dựng dinh Hoàng A Tưởng ròng rã suốt bảy năm trời, về đường hầm chứa kho báu vừa hư vừa thực lôi kéo chúng tôi đến nơi đây.

Danh tiếng gia đình Hoàng A Tưởng

Từ những ngày xửa xưa, những thổ ty vùng biên vẫn được coi như lãnh chúa một vùng, mạn Lai Châu có vua Thái Đèo Văn Long, mạn Hà Giang có Vương Chí Sình và vùng Bắc Hà có cha con Hoàng A Tưởng.

Cuộc sống xa hoa và sự giàu có của cha con họ Hoàng vẫn còn được những người già ở Bắc Hà kể lại như những giai thoại. Trước Cách mạng, cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng có hàng chục ha ruộng đất tốt nhất thời bấy giờ. Ngoài việc thu các loại tô thuế như các thổ ty khác cùng thời, cha con họ Hoàng độc quyền thu toàn bộ sáp ong ở các vách núi và buôn bán thuốc phiện trên con đường từ Trung Quốc xuống miền xuôi.

 

Toàn cảnh dinh Hoàng A Tưởng xưa có thế "tựa núi nhìn sông".

 

Gia đình Hoàng A Tưởng chụp trước cửa dinh thự (Ảnh TL gia đình).

 

Hoàng Yến Chao trong trang phục tây và bà vợ cả trên tầng hai dinh thự.

Bà Hoàng Thỉ Hỉn, cháu của Hoàng A Tưởng năm nay đã gần 70 tuổi đưa cho chúng tôi xem tấm ảnh tư liệu chụp dinh thự ngày xưa. Một tòa lâu đài nằm giữa những bức tường thành bằng đất nện trình tường pha mật mía kiên cố.

 

Nghe đâu cả dinh thự rộng tới 4000m2. Bốn mặt tường thành đều có chòi gác nhô cao ở chính giữa với lính canh suốt ngày đêm. Quả thực nó không khác gì mấy so với những pháo đài ở Âu châu thời trước.

Dinh thự hiện giờ.

 

Lối cầu thang lên nhô hẳn ra ngoài.

 

Cho đến bây giờ, những bức thành trình tường bao quanh kia đã bị phá nhưng tòa dinh thự vẫn còn sững sững với những lầu ngang, dãy dọc cũng đủ để người xem ngạc nhiên đến thán phục. Tổng cộng có đến 36 phòng. Cầu thang hình cánh cung lồi hẳn ra bên ngoài, gầm cầu thang là hai chòi canh gác và một gian nhỏ dùng để nghỉ ngơi cho lính canh.

Leo qua mười bảy bậc cầu thang sẽ lên tới ban công và chạm cổng chính của lâu đài. Sân lâu đài rộng gần hai trăm mét vuông, được lát bằng gạch nung thường là nơi diễn ra những hội xòe hoa thâu đêm suốt sáng. Ba dãy nhà hai tầng, mỗi tầng ba phòng ôm lấy sân.

Dãy chính diện cao hơn mặt sân một mét hai, mái nhọn, lợp ngói

 đất nung, nền lát gạch hoa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mặt tiền được trang trí với những họa tiết cầu kỳ.

 

Hai bên tả hữu là hai dãy nhà có bố cục giống nhau được

 xây dựng thấp hơn so với dãy chính.

 

Những cửa cuốn tò vò, vòng cung mang đậm phong cách phương Tây.

 Ông Vàng Văn Giáo, người già ở thôn Tà Chải kể lại rằng: Đầu năm 1914, Hoàng Yến Chao, cha đẻ của Hoàng A Tưởng bắt tay vào khởi công xây dựng dinh thự. Địa điểm xây dựng do những thầy phong thủy cao tay của Trung Quốc lựa chọn. Đó là một ngọn đồi hội tụ đầy đủ các yếu tố long - mạch - thủy – sa, tựa núi nhìn sông, phía sau, hai bên có núi làm chỗ dựa, phía trước là một dòng suối trong xanh uốn lượn.

Hình trang trí xuyên qua tường vừa làm đẹp, thông thoáng, vừa thành

 những lỗ châu mai lợi hại trong phòng thủ và tác chiến.

Với quyền thế của một tri châu giữa cao nguyên rộng lớn, Hoàng Yến Chao đã huy động hàng vạn nhân công, hàng nghìn trâu ngựa vào việc xây dựng dinh thự. Thợ phu chủ yếu là tội phạm và được chia làm hai nhóm. Mỗi nhóm thi công một nửa ngôi nhà và độc lập sau đó mới ghép lại với nhau.

Việc thiết kế công trình được giao cho hai kiến trúc sư: một người Pháp và một người Trung Quốc. Ông Giáo cho biết: dinh thự được mô phỏng theo những ngôi biệt thự Tây ở Hương Cảng lúc bấy giờ.

Những dấu hỏi về đường hầm “kho báu”

Phía sau của dinh thự bây giờ vẫn còn một đường đường hầm khá lớn được đổ hoàn toàn bằng bê tông dầy đến hàng chục phân. Cửa vào đường hầm có dạng chữ nhật cao chừng 1,5m, rộng chừng 1m, vào sâu bên trong là một gian rộng tới 5-6m2, cuối đường hầm là một cầu thang đi lên quả đồi phía sau dinh thự.

Lối vào đường hầm nằm phía sau dinh thự.

 

Đường thoát hiểm hay nơi chứa thuốc phiện?

 

Cầu thang lên thông ra ngọn đồi phía sau dinh thự.

Có người cho rằng đây là hầm chứa thuốc phiện (kiểu như hầm chứa thuốc phiện trong dinh thự nhà Vương Chí Sình ở Hà Giang) nhưng cũng có người cho rằng đây là lối thoái hiểm đã được Hoàng Yến Chao cho xây dựng đề phòng sự cố. Thậm chí có người còn cho rằng trong số những hầm ngầm vẫn còn tồn tại kho báu của của cha con họ Hoàng.

Ông Hoàng Tuấn Anh, trưởng phòng VHTT huyện Bắc Hà cho biết thêm: Có thể trước đây, đường hầm là lối thông sang trại lính phía sau dinh thự. Vào năm 1979, trong cuộc chiến tranh biên giới, đường hầm này đã được các đơn vị bộ đội sử dụng lại, không biết có thay đổi gì so với nguyên gốc không.

Mái ngói đất nung đặc trưng của vùng cao.

 

Lối cầu thang lên tầng hai dinh thự.

 

Những dãy núi mờ xa.

Người dân ở Bắc Hà từng đồn đại rằng: ngày khánh thành công trình, hai kiến trúc sư của ngôi nhà đã bị mất tích. Không biết việc mất tích này liệu có liên quan trực tiếp đến việc Hoàng Yến Chao không muốn bất cứ ai có được bản vẽ thiết kế và biết được những bí mật của dinh thự.

Khoảng những năm 1950, khi Lào Cai được giải phóng, toàn bộ gia quyến của Hoàng A Tưởng đã tháo chạy vào Lâm Đồng sinh sống, để lại dinh thự tại thị trấn Bắc Hà. Người ta không biết được rằng, toàn bộ số của cải to lớn của Hoàng A Tưởng có được mang đi hết hay vẫn còn ẩn dấu đâu đó trong dinh thự?

Một số vật dụng của đồng bào vùng cao Bắc Hà được trưng bày.

 

Giờ đây, các căn phòng đều trống trơn, những món đồ quý giá còn sót lại chỉ là

 4 chiếc trường kỷ được chạm khắc rất công phu.

Công trình mang những dấu ấn của kiến trúc phương Tây.

 

Công trình được hoàn thành vào năm 1921, sau bảy năm xây dựng ròng rã.

 

Mặc dù lời đồn đại về kho báu không rõ thực hư nhưng nếu như dinh thự Hoàng A Tưởng được khai thác và đưa vào phục vụ du lịch một cách hợp lý thì đây đã là một kho báu thực sự của Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung.

RELATED ARTICLES