Mỏ muối Soledar

22/02/2018

Khoảng 250 triệu năm trước, một phần của Ukraine chìm dưới mặt biển nông. Khi đại đương khô cạn, một mỏ muối ngầm khổng lồ được kiến tạo từ những biến động đột ngột của lớp vỏ trái đất dần lộ thiên. Sự cô đọng muối lớn này nằm dưới một thành phố nhỏ được đặt tên là Soledar – một danh từ tiếng Nga, có nghĩa là “món quà của muối”.

Trong một khoảng thời gian dài, nguồn nước muối này khiến khu vực trở nên nổi tiếng bởi sự hòa tan mỏ muối ngầm này bởi mạch nước ngầm. Nước muối ở đây đã được sử dụng để sản xuất muối từ thế kỷ 16. Nước muối được nấu để làm bay hơi nước bằng chảo trên lửa gỗ. Tuy nhiên việc này dẫn đến nạn phá rừng quy mô lớn tại khu vực phía Nam ở Soledar. Trong thế kỷ 18, gỗ được thay thế bằng than, nhưng quy mô sản xuất muối vẫn còn thấp. Cho đến cuối thế kỷ 19, các mỏ muối ngầm mới được phát hiện nhiều hơn và sự khai thác trên quy mô công nghiệp đã diễn ra lần đầu tiên năm 1881.

Hơn một trăm năm khai thác đã để lại khoảng trống lớn và nối thành một hành lang dài 300m bên dưới bề mặt rộng lớn. Trong đó có một buồng lớn đã được thiết kế làm phòng hòa nhạc, một buồng làm nơi thi đấu bóng đá. Thậm chí còn có một nhà thờ dưới lòng đất cho các thợ mỏ, quán cà phê cho khách du lịch, và các bức tường được uốn cong với nhiều tác phẩm điêu khắc và phù điêu. Một phần của hang động được chuyển đổi thành viện điều  dưỡng, không khí mát mẻ và khô, chứa một lượng nhỏ bụi muối được cho là có hiệu quả trong việc điều trị. Vị trí này còn được khuyến khích để người bệnh đến để điều trị các bệnh về đường hô hấp, dị ứng và bệnh ngoài da.

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ảnh: Oleg Tosky

Ngọc Anh (Theo AmusingPlanet)

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES