Bốn mùa Iran trên một chuyến tàu hỏa

09/04/2022

"Chỉ trong vài giờ, đoàn xe lửa sẽ đưa bạn qua đủ bốn mùa. Thậm chí bạn còn thấy như mình vừa từ đất nước này sang đất nước khác, vì các nền văn hoá và con người ở mỗi vùng đều rất khác nhau. Thật sự rất phi thường" - một nhà nghiên cứu du lịch nói về chuyến tàu xuyên Iran.

Một công trình vĩ đại của thế kỷ 20

Căng mình giữa những bờ biển lấp lánh của biển Caspi và vùng đồng bằng màu mỡ của vịnh Ba Tư, tuyến đường sắt dài 1.393 km xuyên Iran được ca ngợi là một trong những kỳ công kỹ thuật vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Để xây dựng tuyến đường này, những kỹ sư tài ba từ khắp nơi trên thế giới đã phải đối mặt với một thách thức phi thường: làm sao để đặt một tuyến đường sắt băng qua bốn vùng khí hậu khác biệt; đồng thời nối kết các dãy núi cao vút, hẻm sâu thăm thẳm, các sa mạc muối, rừng già và đồng bằng lại với nhau.

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2011, tuyến đường sắt xuyên Iran này là kết quả của hơn 174 cây cầu xe lửa lớn, 186 cây cầu xe lửa nhỏ, 224 đường hầm được xây dựng từ năm 1927 đến năm 1938. Đây là một kỳ tích được thực hiện bởi hơn 70.000 nhân công, chiến lược dò địa hình khổng lồ và công nghệ chụp cắt lát từ trên không.

Chuyến tàu đi về phía đông bắc, từ Andimeshk đến Dorud, băng qua Dãy núi Zagros ở phía tây Iran.

Chuyến tàu đi về phía đông bắc, từ Andimeshk đến Dorud, băng qua Dãy núi Zagros ở phía tây Iran.

Con đường này như mũi kim khâu, nối những nơi nó đi qua thành một tấm thảm phong cảnh kỳ vĩ: từ những toà nhà cao chót vót của Thủ đô Tehran đến các lăng mộ và nhà thờ Hồi giáo của thành phố Qom, tới những ngôi nhà của người du mục trên dãy núi Zagros.

Yeganeh Morakabati - một nhà nghiên cứu du lịch, Phó Giáo sư Đại học Bournemouth - nói về chuyến tàu xuyên Iran: "Chỉ trong vài giờ, đoàn xe lửa từ Tehran đi về phía nam ấy sẽ đưa bạn qua đủ bốn mùa. Nào chỉ có như thế, thậm chí bạn còn thấy như mình vừa từ đất nước này sang đất nước khác, vì các nền văn hoá và con người ở mỗi vùng đều rất khác nhau - ý tôi là cảnh quan và ngôn ngữ đều thay đổi hoàn toàn. Thật sự rất phi thường".

Một vùng phong cảnh tưởng như kéo dài vô tận trong chuyến tàu xe lửa kéo dài 8 giờ từ Tehran đến thánh địa Mashhad.

Một vùng phong cảnh tưởng như kéo dài vô tận trong chuyến tàu xe lửa kéo dài 8 giờ từ Tehran đến thánh địa Mashhad.

Trên thực tế, hình ảnh du lịch của Iran đã bị ảnh hưởng xấu kể từ cuộc cách mạng năm 1979. Yeganeh Morakabati cho biết, các biện pháp trừng phạt kéo dài hàng thập kỷ và những mô tả tiêu cực của truyền thông về Iran lại càng khiến quốc gia này chịu thiệt thòi hơn nữa. Nhưng giờ đây, khi ngày càng nhiều khách du lịch quay trở lại Iran để tận mắt trải nghiệm vẻ đẹp và lòng hiếu khách nơi đây, những định kiến đó cũng đang dần được xoá bỏ.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, ngành du lịch của Iran đã khởi sắc nhanh chóng. Với sự kiện FIFA World Cup 2022 sắp được tổ chức tại “hàng xóm” Qatar, Iran dự kiến sẽ đón một lượng lớn khách du lịch. Và tuyến đường sắt này - ban đầu là một trong những dự án cơ sở hạ tầng gây tranh cãi nhất của đất nước - trở thành trọng tâm của những nỗ lực không ngừng nhằm phục hồi ngành du lịch Iran.

Sự ra đời của tuyến đường sắt và ngành du lịch ở Trung Đông

Ngày nay, tuyến đường sắt này được coi là biểu tượng của sự hiện đại và thống nhất ở Iran, nhưng trong quá trình xây dựng, nó từng vấp phải rất nhiều tranh cãi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mikiya Koyagi, một trợ lý giáo sư tại Đại học Texas Austin, cho biết đường sắt của Iran hình thành khá muộn so với các nước láng giềng như Đế chế Ottoman, Ấn Độ thuộc Anh và Ai Cập - tất cả đều có mạng lưới đường sắt vào nửa sau thế kỷ 19, trừ Iran. Đó là vì trong thời kỳ bùng nổ đường sắt toàn cầu kéo dài cho đến Thế chiến I, Iran bị kẹt giữa hai cường quốc là Đế quốc Nga và Đế quốc Anh.

Mặt trời chiếu sáng thành phố cổ Yazd, trên những toà nhà đổ nát. Đằng sau là Nhà thờ Hồi giáo Masjed-e Jameh - hình ảnh được in trên tờ tiền 200 rial của Iran.

Mặt trời chiếu sáng thành phố cổ Yazd, trên những toà nhà đổ nát. Đằng sau là Nhà thờ Hồi giáo Masjed-e Jameh - hình ảnh được in trên tờ tiền 200 rial của Iran.

Thác Bisheh và khu rừng sồi già gần đó là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nằm gần ga xe lửa Bisheh.

Thác Bisheh và khu rừng sồi già gần đó là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nằm gần ga xe lửa Bisheh.

Sự thay đổi đến vào năm 1925 khi Đế chế Qajar của Iran sụp đổ. Nhà nước Pahlavi mới muốn xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước và mở rộng thương mại mà không cần dựa vào các thế lực nước ngoài. Họ đã tài trợ cho toàn bộ tuyến đường sắt quốc nội, bằng cách vay ngân hàng trong nước và đánh thuế cao đối với đường và chè. Ngoài công ty Kampsax của Đan Mạch dẫn đầu, có hơn 40 công ty từ nhiều quốc gia đã tham gia dự án xây dựng.

Tuyến đường sắt hoàn thành chắc chắn đã thay đổi đất nước Iran, nhưng trải nghiệm của mỗi người dân lại mỗi khác. Có nhiều người đạt được cơ hội di chuyển thuận tiện và nhanh chóng hơn; nhiều người khác thì bất mãn vì bị cưỡng chế di dời nơi lưu trú mà không nhận được tiền đền bù đất. Những người sống ở các ngôi làng biệt lập nằm giữa những điểm đến quan trọng - trước đây sống dựa vào thu nhập từ khách du lịch trong nước - giờ bị cắt mất một khoản thu lớn vì tuyến đường này không đi qua vị trí của họ.

"Hầu hết người Iran đều rất ghét dự án đường sắt trong khoảng thời gian đó" - Mikiya Koyagi tiết lộ, "Nhưng tôi nghĩ, bây giờ rất nhiều người cảm thấy tự hào về tuyến đường này".

Trên chuyến tàu xuyên đêm đưa hành khách từ thánh địa Mashhad quay về thành phố sa mạc Yazd.

Trên chuyến tàu xuyên đêm đưa hành khách từ thánh địa Mashhad quay về thành phố sa mạc Yazd.

Thành phố sa mạc Yazd nổi tiếng với kiến trúc Ba Tư, các chụp hứng gió (cấu trúc cung cấp khả năng làm mát thụ động thông qua hệ thống thông gió chéo) và dân tộc Zoroastrian cổ đại.

Thành phố sa mạc Yazd nổi tiếng với kiến trúc Ba Tư, các chụp hứng gió (cấu trúc cung cấp khả năng làm mát thụ động thông qua hệ thống thông gió chéo) và dân tộc Zoroastrian cổ đại.

Sau Thế chiến II, du lịch ở Iran phát triển mạnh. Theo Yeganeh Morakabati, từ năm 1967 đến 1977, nơi đây được coi là điểm đến hàng đầu của Trung Đông, xếp hạng cao hơn những địa điểm khác như Ai Cập. Nhưng sau cuộc Cách mạng Iran năm 1979, tiếp theo là chiến tranh Iran-Iraq, lượng khách du lịch vốn ổn định đã cạn kiệt. Đất nước này sau đó phải vật lộn dưới các lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài hàng thập kỷ, nền kinh tế bị tàn phá và kế sinh nhai của hàng triệu người cũng bị huỷ hoại.

Yeganeh Morakabati nói: “So với phần còn lại của thế giới, Trung Đông vẫn chưa đạt được mức tiềm năng. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi có tiềm năng du lịch rất lớn, nhưng vùng đất này cũng là thỏi nam châm thu hút các xung đột bạo lực. Hai thái cực này đang đối đầu nhau".

Trước Cách mạng, Tây Âu và Mỹ là những thị trường du lịch quan trọng nhất của Iran. Năm 1977, Iran đã đón hơn 70.000 du khách Mỹ; nhưng đến năm 2010, con số đó giảm xuống chỉ còn 400. Thị trường du lịch khi đó thay đổi chóng mặt, phần lớn lượng khách quốc tế đến từ các nước láng giềng như Pakistan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan - đó là tính cả mục đích du lịch tôn giáo hoặc kinh doanh.

Một người đàn ông nhìn qua cửa sổ khi tàu dừng ở Dorud, miền tây Iran.

Một người đàn ông nhìn qua cửa sổ khi tàu dừng ở Dorud, miền tây Iran.

Du khách trên chuyến tàu đêm từ Yazd đi về phía đông nam, qua sa mạc, đến Zahedan (Iran).

Du khách trên chuyến tàu đêm từ Yazd đi về phía đông nam, qua sa mạc, đến Zahedan (Iran).

Mọi người vui chơi giải nhiệt trong một đêm mùa hè, dọc theo sông Dez ở thành phố Dezful.

Mọi người vui chơi giải nhiệt trong một đêm mùa hè, dọc theo sông Dez ở thành phố Dezful.

Một cậu bé chơi bên ngoài mỏ magnesit (một khoáng chất được sử dụng trong sản xuất thép và luyện kim) ở thành phố Zahedan, rìa sa mạc Lut.

Một cậu bé chơi bên ngoài mỏ magnesit (một khoáng chất được sử dụng trong sản xuất thép và luyện kim) ở thành phố Zahedan, rìa sa mạc Lut.

Kỷ nguyên mới của ngành du lịch đường sắt tại Iran

Năm 2015, các lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Iran được dỡ bỏ sau khi đàm phán thành công Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), hay còn gọi là Thoả thuận Iran. Ngành du lịch phục hồi trở lại gần như ngay lập tức.

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, Trung Đông ghi nhận mức tăng trưởng du lịch cao nhất trong năm 2019, và Iran là một trong những điểm đến phát triển nhanh của khu vực. Quốc gia này đặt mục tiêu thu hút 20 triệu du khách vào năm 2025; đã-đang đầu tư vào khách sạn, cơ sở du lịch và hạ tầng giao thông. Trong đó có gần 7.000 km đường sắt mới được hoàn thành trong 7 năm qua, bao gồm cả tuyến đường sắt cao tốc giữa ba thành phố lớn Tehran, Qom và Isfahan.

Chỉ riêng tuyến đường sắt xuyên Iran đã đi qua hàng chục công viên quốc gia và nơi sinh sống của động vật hoang dã, như rừng hỗn hợp Hyrcania Caspi, hay núi Damāvand - đỉnh núi cao nhất ở Iran, nơi thu hút các nhà leo núi từ khắp nơi trên thế giới. Chuyến tàu này cũng đưa bạn trở về quá khứ - về Khuzestan lịch sử, một trong những khu vực lâu đời nhất trên cao nguyên Iran, nơi có hệ thống mê cung thuỷ lực từ thể kỷ 5 TCN tại Shushtar.

Một bức tranh tường 3D trên một bức tường ở thành phố Mashhad - thành phố được đặt tên theo tên của đền thờ Imam Reza. Hàng năm, ngôi đền này đón hàng triệu người hành hương từ khắp nơi thế giới.

Một bức tranh tường 3D trên một bức tường ở thành phố Mashhad - thành phố được đặt tên theo tên của đền thờ Imam Reza. Hàng năm, ngôi đền này đón hàng triệu người hành hương từ khắp nơi thế giới.

Ngọn tháp Câm lặng, một kiến trúc nằm ở rìa thành phố Yazd, được xây dựng để thiên táng theo phong tục của người Zoroastrian. Tập tục này đã bị cấm trong hơn 50 năm qua.

Ngọn tháp Câm lặng, một kiến trúc nằm ở rìa thành phố Yazd, được xây dựng để thiên táng theo phong tục của người Zoroastrian. Tập tục này đã bị cấm trong hơn 50 năm qua.

Matin Lashkari, một blogger du lịch người Iran chia sẻ: "Rất yên bình, rất an toàn, đây là một loại hình du lịch chậm mà không để lại lượng khí thải carbon lớn. Tôi nghĩ các phương tiện truyền thông phương Tây đã quá tập trung vào các mặt tối của Iran. Tôi không phủ nhận những điều tiêu cực đó, ý tôi là khía cạnh tươi đẹp này đã hoàn toàn bị bỏ quên".

Lashkari cũng tin rằng, một kỷ nguyên du lịch mới đang đến gần. Mới đây, cô đến thành phố Yazd du lịch - một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, nơi nổi tiếng với những tòa nhà bằng đất trứ danh, những khu chợ cổ, nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống và hàng dệt thủ công. "Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn" - cô nói, "Trong vòng 5 năm, đã có một loạt các quán cà phê, cửa hàng và khách sạn mới mọc lên".

"Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ ai đến Iran mà không bất ngờ về những gì họ được chứng kiến" - Lashkari kết luận, "Họ kinh ngạc trước lòng hiếu khách và sự cởi mở của người dân. Tôi hiểu rằng nhiều người nghĩ người Iran không chào đón người nước ngoài vì đất nước này đã bị cô lập trong nhiều năm, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại".

Hành khách trên chuyến tàu từ thị trấn Dorud đến thác Bisheh.

Hành khách trên chuyến tàu từ thị trấn Dorud đến thác Bisheh.

Một hành khách đi từ Andimeshk đến Dorud trên chuyến tàu xuyên Iran.

Một hành khách đi từ Andimeshk đến Dorud trên chuyến tàu xuyên Iran.

Hai người phụ nữ đứng đợi trên sân ga khi chuyến tàu kéo dài 8 giờ từ phía đông Tehran đến thánh địa Mashhad dừng lại để cầu nguyện.

Hai người phụ nữ đứng đợi trên sân ga khi chuyến tàu kéo dài 8 giờ từ phía đông Tehran đến thánh địa Mashhad dừng lại để cầu nguyện.

Một cô gái đi chuyến tàu đêm từ Dorud đến Tehran trên tuyến tàu hoả xuyên Iran.

Một cô gái đi chuyến tàu đêm từ Dorud đến Tehran trên tuyến tàu hoả xuyên Iran.

Koyagi, một du khách đã tới Iran du lịch từ năm 1997, chia sẻ rằng kỷ niệm đẹp nhất của anh mỗi khi lên chuyến tàu hoả này là được gặp gỡ mọi người giữa các nền văn hoá. Anh đã dành rất nhiều đêm, ở cùng một khoang tàu với những khuôn mặt lạ lẫm chưa gặp bao giờ.

"Một trong những điều tuyệt vời nhất khi đi du lịch ở Iran là bạn sẽ không phải cô đơn. Mọi người trong khoang đều sẵn lòng nói chuyện với bạn, họ chia sẻ thức ăn cùng bạn, hỏi bạn đủ thứ câu hỏi và kể cho bạn nghe đủ thứ chuyện - tôi chưa bao giờ được trải nghiệm du lịch đường sắt kiểu như vậy ở bất cứ một nơi nào khác" - Koyagi nói.

An (dịch từ National Geographic)
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES