Mưa lũ, khô hạn và những thảm họa toàn cầu 

16/07/2020

Giới khoa học trong một tháng gần đây đang cảnh báo liên tục các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, mưa lũ kéo dài, nạn côn trùng hủy hoại mùa màng đang diễn biến phức tạp và gây thiệt hại trên toàn cầu.

Đài The Weather Channel ngày 10/7 vừa qua dẫn báo cáo về khí hậu trong 5 năm tới của Tổ chức Khí tượng thế giới - WMO dự báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm ít nhất 1 độ C so với thời tiền công nghiệp. Thậm chí WMO dự báo có 20% khả năng nhiệt độ tăng thêm đến 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850 - 1900. Trên thực tế, 5 năm qua đã là giai đoạn nóng kỷ lục từng được tổ chức này ghi nhận.

Empty

Dữ liệu tổng hợp từ hơn 36.000 trạm khí tượng trên toàn cầu đã cho thấy trái đất đang tiếp tục ấm lên và gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, khô hạn, mưa lũ và côn trùng xâm lấn đang xảy ra thường xuyên với cường độ cao và kéo dài hơn trước.

MƯA LŨ, KHÔ HẠN BẤT THƯỜNG

Đợt mưa lũ nghiêm trọng tại miền nam Trung Quốc đang chuyển dần sang các tỉnh phía đông dọc sông Dương Tử. Mưa lũ tại tỉnh An Huy trong tuần qua khiến 147.000 người phải sơ tán và khiến hơn 2.000 ngôi nhà bị hư hỏng. Còn ở tỉnh Giang Tây, hơn 151.000 người phải sơ tán và gần 2.000 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa lũ chỉ trong 2 ngày qua.

Empty
Empty
Empty

Theo nghiên cứu phân tích 29 chỉ số thời tiết cực đoan từ năm 1950 đến nay, cho thấy những ngày nhiệt độ cao hơn mức trung bình đang xảy ra nhiều hơn. Chẳng hạn tại Úc, nhiệt độ trên 50 độ C không chỉ được ghi nhận ở đô thị mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn. Nắng nóng góp phần lan rộng những trận cháy rừng ở Úc trong hơn 1 năm qua gây thiệt hại lớn, với ít nhất 34 người thiệt mạng, 18,6 triệu ha bị thiêu rụi, hơn 5.900 ngôi nhà bị thiệt hại.

Empty

Hiện tượng thời tiết bất thường không chỉ xảy ra ở châu Á mà còn xảy ra ở Nam Mỹ khi WMO vừa công bố kỷ lục tia sét dài 709 km. Nó được ghi nhận vào ngày 31/10/2019 khi kéo dài từ đông bắc Argentina, xuyên miền nam Brazil và vạch ngang bầu trời Đại Tây Dương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

CHÂU CHẤU VƯỢT QUA CHÂU PHI, HOÀNH HÀNH TẠI TRUNG QUỐC

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc FAO, châu chấu sa mạc là một loài côn trùng gây hại thuộc họ châu chấu. Với tuổi đời chỉ có 3 tháng nhưng trong môi trường thích hợp, loài gây hại này thậm chí có thể tăng dân số gấp tới 20 lần và di chuyển theo những đàn khổng lồ tàn phá các loại cây trồng.

Empty

Những con châu chấu phá hoại mùa màng và sinh sôi nảy nở từ châu Phi từ Kenya, Ethiopia, Somalia, Djibouti, Sudan rồi tiếp tục lan rộng đến Châu Á vào Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.

Empty

Tính đến 11 tháng 7, Chính phủ Trung Quốc cho biết bầy châu chấu tre lưng vàng đã phá hủy khoảng 65 km2 đồng ruộng tại Phổ Nhĩ thuộc tỉnh Vân Nam. Cơ quan lâm nghiệp Phổ Nhĩ mới đây đã phát cảnh báo về một "thảm họa" châu chấu khả năng sẽ xảy ra ở khu vực biên giới phía nam Trung Quốc, trong khi "binh đoàn" này ngày càng gia tăng tốc độ phá hoại.

Empty

Thời tiết thuận lợi, hoạt động giám sát mùa màng lỏng lẻo - đặc biệt là ở các vùng xung đột và những thách thức trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên do đại dịch Covid đã gây ra cuộc khủng hoảng châu chấu khi loài côn trùng này đạt đến quy mô chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

NỖ LỰC HỢP TÁC ĐỂ CẢNH BÁO

Báo cáo của Đài khí tượng Trung Quốc đưa ra năm ngoái cho thấy tần suất xảy ra mưa lớn và nhiệt độ cao tăng liên tục trong 6 thập niên qua. Theo chuyên gia thuộc Tổ chức Greenpeace, đợt lũ bất thường ở Trung Quốc nằm trong hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu: “Cần khẩn cấp tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về các hiện tượng thời tiết này, đánh giá các nguy cơ về khí hậu tại các thành phố và cải thiện hệ thống kiểm soát lũ”.

Empty

Ngay khi châu chấu bắt đầu trở lại vào nửa cuối tháng 6, các chuyên gia đã ra sức cảnh báo rằng, nếu các nước không tiếp tục nhận được sự trợ giúp để ngăn chặn loài gây hại này thì hàng triệu người ở ít nhất 23 quốc gia rơi vào tình trạng thiếu ăn vào cuối năm nay.

Empty

Theo trang Carbon Brief, nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế cũng như môi trường sống của con người đã bị đánh giá thấp. Các chuyên gia cho rằng những mất mát và thiệt hại về tài chính, xã hội từ tác động của khí hậu là điều không thể tránh khỏi. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đàm phán về khí hậu giữa các nước nhằm giảm phát thải khí nhà kính và những tác động khác của con người đối với môi trường, giảm thiểu những hiện tượng thời tiết và thiên tai cực đoan.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES