Nét bình dị ở Đài Nam

24/11/2018

Nếu đã quen thuộc với những vùng nổi tiếng của Đài Loan như Đài Bắc, Đài Trung, Nam Đầu, bạn có thể đi xuống miền nam để khám phá thành phố Đài Nam cổ kính.

Đài Nam là thành phố lâu đời nhất Đài Loan với những góc phố mang đậm chất cổ điển và các công trình kiến trúc đặc sắc. Nơi đây phù hợp với ai thích tìm hiểu về truyền thống văn hóa lâu đời, các nghi thức về tôn giáo hoặc đơn giản chỉ chụp hình nghệ thuật.

Empty

Thế kỷ XVII, Đài Nam là thành đô và được xem như cái nôi của lịch sử Đài Loan. Người Đài Nam cũng luôn tự hào vì họ vẫn giữ được nhiều chùa cổ. Tôi thong thả tản bộ, tham quan tháp Xích Khảm. Tháp có tên gọi cũ là "Thành Provintia", từng là trung tâm hành chính do người Hà Lan xây dựng năm 1624. Phía nam tòa tháp là vườn hoa, phía bắc là lầu gác, phía tây là phòng đọc sách. Nơi này được xếp hạng di tích quốc gia cấp một.

Empty
Empty

Gần tháp Xích Khảm là một số đền thờ tiêu biểu như miếu bà Thiên Hậu, miếu thờ Quan Công. Nhiều bạn trẻ thường lui tới đây để khấn nguyện về tình duyên trước Nguyệt lão thờ trong miếu Quan Công. Dạo quanh khu vực này, tôi đã có cơ hội phát hiện một tiệm bán trà bí đao Yi Feng nổi tiếng mà người dân địa phương xếp hàng dài chờ mua vài ba ly mang về.

Empty
Empty

Hoạt động quan trọng khiến tôi không thể bỏ lỡ khi đến Đài Nam là leo lên xe buýt số 88 hoặc 99 và ghé đường cổ An Bình. Tôi đi bộ và khám phá nhiều điều thú vị. Trước cửa nhà và trên vỉa hè, người dân dựng xe máy ở đó, treo nón bảo hiểm trên xe mà không sợ mất. Ngang dọc phố có những con hẻm nhỏ, sạch sẽ mà tôi len lỏi vào để ngó thử xem những ngôi nhà trong hẻm trông ra sao. Những nhà cũ kỹ xây bằng gạch nung đỏ nâu, có nhà tường bám rêu hoặc mang kiến trúc hiện đại với hình vẽ ngộ nghĩnh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
Empty

Cảm nhận nhịp sống bình dị trong từng ngõ nhỏ, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhàng. Nhịp sống chậm rãi nơi đây luôn đem đến cho con người ta những cảm giác bình dị, muốn đọng mãi không thôi. Thú vị hơn, tôi chụp nhiều hình mang phong cách cổ điển tại đường cổ An Bình. Rẽ vào hẻm, trở ra đường lớn rồi lại rẽ vào hẻm, cứ thế mà tôi la cà tới hai giờ.

Empty

Để trải nghiệm Đài Nam đúng chất, tôi lưu trú tại khách sạn 3 sao có từ năm 1940 mang tên Famous trên đường Yongfu giữa lòng phố cổ tại quận West Central. Tại khách sạn, tôi có thêm vài kiểu ảnh chụp theo trào lưu hoài cổ “vintage”.

Empty
Empty
Empty

Sáng hôm sau, từ khách sạn Famous bước ra, nhìn bên kia đường, tôi thấy nhiều tay máy quay phim chuyên nghiệp dựng sẵn, một số phóng viên và đông người tụ họp trước cổng rạp phim Chin Men. Tôi tò mò băng sang đường, tiến đến rạp phim để xem sự kiện gì đang diễn ra.

Empty
Empty

Một bạn trẻ địa phương cho hay, trong rạp diễn ra buổi họp báo và một lát nữa, ngài thị trưởng của thành phố Đài Nam sẽ xuất hiện cùng bác họa sĩ Yan Zhen Fa vẽ áp phích phim gần 50 năm. Ngày nay, trên thế giới, số lượng rạp phim còn sử dụng áp phích vẽ tay để giới thiệu phim mới chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tại thành phố Đài Nam, chỉ còn duy nhất rạp phim Chin Men được thành lập từ năm 1950 duy trì loại hình này. Có thể nói, ông Yan là họa sĩ cuối cùng của Đài Loan và là một trong những họa sĩ cuối cùng trên thế giới vẫn gắn bó với nghề “thổi hồn” vào những áp phích phim sắp mai một.

Empty
Empty

Hôm sau, tôi ra sân bay Đài Nam, tạm biệt Đài Loan. Đọng lại trong lòng lữ khách phương xa, Đài Loan với người dân lịch sự, nhiệt tình và văn minh. Tôi thu hoạch cả bộ sưu tập hình chụp rất chất về xứ đảo ngọc và đó là những ký ức khó quên.

Hạnh Phan
RELATED ARTICLES