Ngôi làng chưng cất hương hoa

21/03/2020

Từ bao đời nay, người dân ở thành phố Kannauj đã nổi tiếng với nghề truyền thống là chưng cất cánh hoa làm tinh dầu...

Nằm bên bờ sông Hằng linh thiêng, trong nhiều thế kỷ, thành phố Kannauj, thuộc bang Uttar Pradesh đã được mệnh danh là “kinh đô nước hoa” của Ấn Độ. Kỹ thuật sản xuất tinh dầu theo cách truyền thống được coi là di sản của người Kannauj. Theo người dân nơi đây, chỉ có nước hoa tinh chế theo phương pháp thủ công mới giữ được mùi hương lâu và hoàn toàn không có hại cho sức khỏe. Đây cũng chính là điều khiến cho loại tinh dầu hoa, hay còn gọi là “attar” ở nơi này trở nên khác biệt hoàn toàn so với tất cả những thứ nước hoa tổng hợp công nghiệp ngày nay.

395528744189dd627e6b4486bd23802b

Ngoài mùi hương nồng nàn đặc biệt, “attar” còn nổi tiếng bởi sự đầu tư tỉ mỉ từ thời gian đến công sức trong từng công đoạn chưng cất. Như việc sản xuất tinh dầu hoa hồng, người ta phải cần đến 4 tấn hoa hồng tươi mới có thể chiết ra được 1kg tinh dầu hoa hồng nguyên chất.

000_Hkg7750503

Ngay từ lúc bình minh chưa ló dạng, các công nhân đã phải dùng tay thu hoạch từng bông hồng damask, cho vào bao tải lớn và vận chuyển ngay đến xưởng để chưng cất luôn trong ngày.

Wk14-Aug-LIFESTYLE-HISTORY-PERFUME-2

Tại xưởng, họ sẽ đổ hoa hồng vào từng nồi đồng lớn và một chút nước lạnh rồi dùng lửa đun suốt 4-6 tiếng liên tục. Hơi nước nóng sẽ khiến hoa tiết ra tinh dầu, sau đó ngưng tụ lại và chảy vào chén đựng thông qua một ống tre. Thông thường, chén đựng này có chứa dầu gỗ đàn hương, có tác dụng làm dung môi cho attar. Ngoài hoa hồng, người ta cũng sử dụng các loài hoa nhài, cây lá móng… nhưng mùi hương được ưa chuộng nhất, đắt tiền nhất vẫn là hương thoảng dịu ngọt từ cánh hồng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty

Làm attar là một nghề thủ công khó nhọc, không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn phải có sự kiên nhẫn và yêu nghề. Nếu chiếc nồi đồng bị đun quá lửa hay không đủ lửa cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mùi hương của tinh dầu. Vì phương pháp chế biến hoàn toàn thủ công và cầu kỳ nên tinh dầu attar có giá thành khá cao. Có một nguyên nhân khác nữa là vì tinh dầu gỗ đàn hương ngày càng khan hiếm bởi nạn chặt phá rừng tràn lan đã làm cho chính phủ Ấn Độ thắt chặt luật lệ, cấm khai thác gỗ đàn hương nên đã đẩy giá của loại gỗ này lên đến mức ngất ngưởng.

Làm attar là một nghề thủ công khó nhọc, không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn phải có sự kiên nhẫn và yêu nghề

Làm attar là một nghề thủ công khó nhọc, không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn phải có sự kiên nhẫn và yêu nghề

photo-1-1504536491341

Một trong những sản phẩm đặc biệt nhất của Kannauj là “ruh al gulab” - một loại tinh chất được xem là “linh hồn của hoa hồng”. Ruh al gulab chỉ dùng duy nhất một nguyên liệu là hoa hồng, không pha thêm bất kỳ phụ gia nào khác và được sản xuất bằng cách chưng cất tinh dầu hoa hồng nhiều lần để tăng nồng độ. Để sản xuất 1 kg ruh al gulab, các nhà xưởng cần đến gấp đôi số lượng hoa hồng, tức khoảng 8 tấn. Và giá mua buôn của 1 kg ruh al gulab rơi vào khoảng 18.000 USD. Chính vì thành phần hoàn toàn thiên nhiên nên các loại tinh dầu này có thể bôi trực tiếp vào da mà không gây kích ứng, mùi hương thiên nhiên cũng lưu lại rất lâu trên cơ thể.

roses-47-mr

Một trong những thị trường tiêu thụ tinh dầu lớn nhất thế giới là Trung Đông với những khách hàng thượng lưu giàu có. Trong năm 2014, ước tính một người tiêu dùng Ả Rập có thể chi đến 700 USD (khoảng 16 triệu đồng) mỗi tháng chỉ để mua các loại attar. Tinh dầu attar hay ruh al gulab được đánh giá rất cao bởi những người theo đạo Hồi ở cả Ấn Độ lẫn Trung Đông.

Tinh dầu hoa được lưu trữ trong lọ da lạc đà

Tinh dầu hoa được lưu trữ trong lọ da lạc đà

Có khoảng 20 triệu người tại Kannauj sống trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ ngành công nghiệp tinh dầu. Mặc dù vẫn có một lượng khách nhất định, nhưng những người làm nghề chưng tinh dầu nước hoa truyền thống vẫn lo lắng ngành nghề của mình sẽ mai một dần và biến mất. Kế sinh nhai của những người dân tại đây đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của nước hoa công nghiệp bằng hóa chất và các loại hương liệu thay thế khác, khiến cho nước hoa truyền thống dần không còn được ưa chuộng nữa. Khoảng 20 năm trước, có đến 700 xưởng chưng cất tinh dầu tại Kannauj nhưng hiện nay, con số đó chỉ còn không đến 100.

23Kannauj-Perfumery_UDIT-KULSHRESTHA-5839_0

Ousman – một nghệ nhân sản xuất tinh dầu kỳ cựu ở Kannauj thì vẫn tin tưởng rằng, không máy móc nào có thể thay thế những bàn tay lành nghề và phương pháp chưng cất truyền thống để có thể cho ra đời những giọt tinh chất thơm vượt trội: “Sự khác biệt giữa nước hoa tự nhiên với các loại hương hóa chất tổng hợp cũng giống như thức ăn nấu bằng lò vi sóng không thể so được với thức ăn được nấu bằng lò củi”.

a5a3fb3963f60d9c172dde56283357e8
My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES