Ngôi làng kiểu Ý ở miền Bắc xứ Wales

21/02/2021

Ngôi làng Portmeirion ở miền bắc xứ Wales có sức thu hút đặc biệt đối với giới văn nghệ sĩ và các du khách từ gần 100 năm qua với những ngôi nhà độc nhất vô nhị được xây dựng từ ý tưởng của duy nhất một kiến trúc sư.

Ngôi làng Portmeirion ở miền Bắc xứ Wales được xây dựng vào những năm 1920 trên cửa sông Dwyryd và dưới dãy núi hùng vĩ xứ Snowdonia. Nơi đây mê hoặc rất nhiều du khách trong và ngoài nước với những ngôi nhà độc nhất vô nhị. Chúng được sơn màu hồng, đỏ, xanh lá, vàng nâu và mỗi mái nhà lại thiết kế với hình dáng khác nhau, theo phong cách Jacobean và Gothic, Na Uy và Regency. Chúng có màu hồng, màu đỏ, xanh lá cây, màu đất và mỗi mái nhà có đường nét khác nhau. Điều này trái ngược hoàn toàn so với kiến trúc thống nhất của các ngôi làng cổ nước Anh.

Empty
Empty
Empty

Kiến trúc sư người xứ Wales, Clough Williams Ellis là “cha đẻ” của dự án kiến trúc độc đáo này. Ellis được biết đến là một người thành đạt, nhưng hầu như không qua bất cứ trường lớp nào. Vào thời đại của Ellis, khi nước Anh đang tìm chỗ đứng thời hậu chiến, tính thẩm mỹ trong các công trình kiến trúc cũng chưa chú trọng. Nhiều công trình đều không được xây dựng đẹp và tìm được một người có đầu óc thẩm mỹ là điều hết sức quan trọng.

Empty
Empty
Empty

Quá chán ngán với phong cách thiết kế chủ đạo này - kiến trúc công năng và thô mộc, ông khao khát tạo ra “những tòa nhà được xây đúng vị trí để có thể tô điểm thêm cho vẻ đẹp quang cảnh xung quanh”. Vì vậy, năm 1925, Ellis đã mua một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô Snowdonia và tiến hành xây dựng các tòa nhà đẹp mê hồn để bắt đầu công cuộc chứng minh quan điểm của mình trên những triền dốc xinh xắn men ra tới cửa sông.

Empty
Portmeirion-Wales
Empty
Empty
Empty
Empty

Khoảnh đất mà Ellis mua lại bao gồm một dinh thự trung cổ bỏ hoang. Ông đã cải tạo và sửa chữa tòa lâu đài thành một quần thể khách sạn tuyệt đẹp. Ông cũng biến những chuồng gia súc và công trình phụ xung quanh thành những điểm nhấn thú vị cho khuôn viên khách sạn.

11429972

Sự sáng tạo được khai thác triệt để trong những công trình của Ellis. Ông chỉ phác thảo nên ý tưởng cho các ngôi nhà, tất cả giai đoạn còn lại do các kỹ sư xây dựng tự tìm ra cách để hiện thực hóa.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Hầu hết công trình ở ngôi làng này đều được xây cất mới từ những công trình cũ hoặc bị chiến tranh tàn phá. Sau Thế chiến I và II, các kiến trúc sư theo trường phái hiện đại đã phá bỏ rất nhiều công trình di sản. Ellis mua lại các tòa nhà, công trình này để “tái sử dụng” chúng. Ông tuyên bố Portmeirion sẽ trở thành “vùng đất cho những tòa nhà đổ nát”. Ví dụ như công trình mô phỏng Tòa thị chính của làng, ông tận dụng trần mua lại từ một căn nhà đang chờ phá bỏ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
Empty
Empty

Tên gọi Portmeirion do Ellis đặt có ý nghĩa là “cảng Meirion”. Từ port do ngôi làng nằm bên bờ con sông Dwyryd, còn “Meirion” bắt nguồn từ Merionethshire, tên quận của ngôi làng.

Clough Williams Ellis

Clough Williams Ellis

Vợ Ellis, Amabel, vốn là một người quen biết rộng với giới văn nghệ sĩ ở London và mời được nhiều người nổi tiếng đến thăm làng. Trong số đó có kịch tác gia George Bernard Shaw, tiểu thuyết gia H. G Wells, kiến trúc sư Frank Lloyd Wright và đạo diễn Noël Coward. Ngoài ra, còn có cả Edward, Hoàng thân xứ Wales lúc bấy giờ.

Khi Hoàng thân Edward đến thăm ngôi làng năm 1943, Ellis đã cho xây bổ sung một gian phòng riêng vào khách sạn và tạm thời tăng phí tham quan lên một bảng Anh (gần 35.000 đồng) để giảm số khách vãng lai.

Empty

Trong Thế chiến II, Portmeirion trở thành địa điểm được một hiện tượng và có quá nhiều khách ghé thăm đến nỗi Ellis phải mua lại một khách sạn ở chợ trung tâm Shropshire, Shrewsbury để làm trạm dừng chân dọc đường.

Empty
Empty
Empty

Vào những năm 1960, giá vé vào Portmeirion được phân chia tùy thuộc vào việc bạn là khách nghỉ qua đêm tại khu nghỉ dưỡng, khách ghé thăm hàng năm hay du khách vãng lai. Giá vé có thể tăng đột ngột mà không cần báo trước nếu như số lượng khách hôm đó quá đông. Ellis muốn khách tham quan ngôi làng cảm thấy thoải mái và yên tĩnh như ở nhà.

Empty

Ngày nay, ngôi làng được nhiều người đánh giá là "kỳ lạ nhất nước Anh" này vẫn luôn tấp nập khách. Những món ăn thơm ngon, đẳng cấp vẫn được phục vụ chu đáo trong phòng ăn Art Deco của khách sạn. Mọi thứ vẫn nguyên vẹn như ngày đầu nhưng có một số điều đặc biệt là du khách đã được đối xử “bình đẳng” hơn khi bảng phân giá dành cho khách ghé thăm đã không còn.

Empty
Empty
Empty
Empty

“Ngôi làng vẫn luôn xoay sở được,” nhà văn Robin Llywelyn, cháu trai của William Ellis và là giám đốc điều hành ngôi làng, nói. “Nhiều thành viên của gia tộc vẫn luôn theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng tất cả đều vì lợi ích lâu dài của làng Portmeirion.”

“Ông tôi không thích việc làng Portmeirion trở thành một bảo tàng kiến trúc khô khan, Llywelyn nói. “Ông muốn nó trở thành nơi tạo cảm hứng sáng tạo cho mọi người cho dù đó có là họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ hay thậm chí là kiến trúc sư - và trên hết đó là nơi đem lại niềm vui và khiến mọi người hạnh phúc,” Llywelyn nói.

Empty

Chính sự phong phú, đa dạng trong kiến trúc của Portmeirion giúp nó lọt vào "mắt xanh" của một các đạo diễn phim. Portmeirion được sử dụng làm bối cảnh cho nước Pháp trong phim Brideshead Revisited, nước Ý những năm 1960 trong phim The Green Helmet, nước Ý thời Phục hưng trong phim Dr. Who và thậm chí là Trung Quốc trong phim Danger Man. Hai bộ phim truyền hình dài tập để khiến Portmeirion có chỗ đứng trong lòng công chúng Anh là series phim khoa học viễn tưởng The Prisoner và series phim tình cảm Cold Feet - đã góp phần khiến Portmeirion đột nhiên trở thành một địa điểm được các cặp uyên ương lựa chọn để tổ chức đám cưới.

Hà Lê - Nguồn: The Travel Hack
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES