Người dân Quy Nhơn đổ xô đi tắm biển giữa trưa dịp Tết Đoan Ngọ

10/06/2024

Người dân “xứ Nẫu" quan niệm, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) Tết Đoan Ngọ, nếu ai tắm biển sẽ giúp rửa đi hết vận xui, phiền toái, rắc rối ra trùng khơi và sẽ nhận lại được nhiều may mắn, tài lộc.

Trưa 10/6 (tức mùng 5 tháng 5 âm lịch), hàng nghìn người dân Bình Định từ khắp nơi tập trung về TP Quy Nhơn tắm biển cầu mong may mắn cho gia đình. Bãi biển Quy Nhơn uốn cong "vầng trăng khuyết" kéo dài 5 km từ mũi Tấn đến khu vực Ghềnh Ráng đông người, khác với các buổi trưa bình thường.

Bài liên quan

Bãi xe ven biển Quy Nhơn hiện đang trong tình trạng quá tải khi một lượng lớn người dân từ các khu vực lân cận đổ về TP Quy Nhơn để tắm biển. Mặc dù phải vượt hàng chục km, nhiều gia đình vẫn đưa con cháu đến tắm biển ngay cả giữa trưa trời nắng oi bức.

Hàng nghìn người ra bãi biển Quy Nhơn tắm

Hàng nghìn người ra bãi biển Quy Nhơn tắm "Tết Đoan Ngọ"

Người dân Bình Định đổ xô tắm biển giữa trưa Tết Đoan Ngọ

Người dân Bình Định đổ xô tắm biển giữa trưa Tết Đoan Ngọ

"Rừng người" đổ xô tắm biển xả xui

Ngoài tắm biển cầu may, người dân tranh thủ vui chơi trên bãi biển. Rất nhiều gia đình còn mang theo can, chai đựng nước biển đem về tắm cho người già, trẻ nhỏ, người bệnh không thể đi tắm biển với mong muốn cầu bình an, chiến thắng bệnh tật. Theo quan niệm truyền thống, người không thể ra biển tắm sẽ nhìn vào thau đựng nước biển, ngửa mặt lên trời để cầu bình an.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Không chỉ người dân Bình Định, khách du lịch từ các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Gia Lai... hay những vị khách từ nơi xa hơn tình cờ có dịp đến Bình Định dịp này cũng hòa chung không khí đón Tết Đoan Ngọ với người địa phương.

Người dân Bình Định cho hay, từ lâu họ xem 12h trưa tết Đoan Ngọ là giờ lành, thiêng liêng. Sau khi làm mâm cúng ông bà, tổ tiên, vợ chồng cùng con cái cùng đến biển tắm để xua đuổi điều rủi ro, cầu mong mọi sự tốt lành.

Theo triết lý Y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc. Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) hàng năm là ngày Tết truyền thống tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông. Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11h đến 13h.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES