Người M'nông ở Đắk Lắk

24/02/2017

Văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú với truyền thuyết và những câu chuyện ngụ ngôn. Một vài truyền thuyết là có thật, ví dụ như câu chuyện thú vị về tộc người M’nông ở Đắk Lắk, ở đó voi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của họ, biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực và sức mạnh tinh thần.

Người M’nông sống cùng và có mối liên kết chặt chẽ với những chú voi.

Họ nổi tiếng với kĩ năng điều khiển, thuần phục voi, một công việc nguy hiểm và khó khăn. Những người săn voi không những cần có những kĩ năng đặc biệt để vượt qua thử thách trong việc bắt chúng mà còn cần vượt qua những khó khăn trong rừng rậm.

Những chú voi hoang dã được bắt khi chúng còn rất nhỏ, sau đó được nuôi dưỡng như thú cưng. Sau khi được thuần phục, voi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cuộc sống hằng ngày của người dân tộc, đồng thời trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng của người M’nông.

 

 

Theo truyền thống, voi là biểu tượng của chiến tranh. Già làng thường kể những câu chuyện tuyệt vời về việc voi trợ chiến, áp đảo kẻ thù. Vì vậy, voi không chỉ được xem là phương tiện làm việc mà còn trở thành một phần làm phong phú thêm đời sống của người M’nông từ bao đời nay. 

 

 

Luật bảo vệ voi

Theo Luật bảo vệ voi được ban hành bởi tộc người M’nông, khi những chú voi không khỏe mạnh, nhiệm vụ của dân làng là chăm sóc chúng. Đó vừa là nhiệm vụ vừa là một đặc ân.

Những người xâm phạm hoặc ăn thịt voi sẽ bị trừng phạt. Những người giết voi cho mục đích kinh tế hoặc lợi nhuận sẽ bị nghiêm trị. Các mức độ phạm tội khác nhau sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác nhau. Những người quá lạm dụng voi phải trả khoản tiền phạt bằng một con bò hoặc một con voi khác.

Luật được áp dụng cho cả người và voi. Nếu vì lý do nào đó một con voi làm hại hoặc khiến người dân tử vong, con voi đó sẽ bị giết. Trưởng làng tổ chức một buổi điều trần để thảo luận những điều luật với với dân làng, tùy vào tình huống cụ thể, hình phạt thích hợp sẽ được thực thi. 

 

Nghi lễ cầu sức khỏe cho voi

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ở thị trấn Liên Sơn (huyện La81k, tỉnh Đắk Lắk), hằng năm người dân tổ chức một nghi lễ cầu sức khỏe cho voi trong suốt tháng Giêng. Tục lệ này đã có từ hơn ngàn năm trước. Thời gian tổ chức nghi lễ phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của những chú voi và quyết định của những người chủ. Những người tham gia sự kiện này thường mang rượu và một con lợn làm quà cho chủ voi.

 

 

Số lượng voi trong nước đáng báo động

Theo số liệu thống kê năm 2005, số lượng voi trong nước đã giảm mạnh từ 600 con năm 1980 xuống còn 165 con năm 2005 (Nguồn: eleaid.com). Con số đáng báo động này chỉ ra tầm quan trọng của việc bảo vệ voi, đồng thời đặt ra yêu cầu tất yếu để tăng số lượng voi trở lại. Voi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và di sản của người M’nông nên thực trạng số lượng voi giảm mạnh đồng nghĩa với việc mất đi di sản văn hóa và bản sắc dân tộc.

 

Câu chuyện về Kim Luân, 6 tuổi

Bức ảnh này hình tượng hóa sự tôn trọng của người M’nông dành cho những chú voi. Được chụp năm 2014, bức ảnh đã được phát hành trên các ấn phẩm tại hơn 40 quốc gia cũng như trên nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới như Time Magazine và National Geographic.

 

 

Điều khiến bức ảnh này đặc biệt chính là những điểm tương phản đối lập giữa cô gái nhỏ bé trước một sinh vật hoang dã to lớn. Sự thật thú vị là tôi không thể tiếp cận gần chú voi nhưng em bé Kim Luân thì có thể.

 

 

Một thông tin tốt lành là chính quyền tỉnh Đắk Lắk đang quyết tâm bảo vệ số lượng voi cũng như phong tục của người M’nông. Chính quyền muốn gìn giữ mối quan hệ giữa người và voi, từng bước bảo vệ truyền thống văn hóa của tộc người này.

-----------------------

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tại nhiều địa điểm tại TP. Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn.

-----------------------

Thông tin thêm:

+ Người M’nông: Năm 2009, dân số người M’nông là 102.741 người (Wikipedia). Họ sống chủ yếu ở các khu vực miền núi Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam và Lâm Đồng. Ngoài ra, một nhóm nhỏ người M’nông đang sống tại Campuchia.

+ Văn hóa: Người M’nông có một bộ sư tập những câu chuyện huyền bí thú vị và những thành ngữ, điển cố. Họ theo tín ngưỡng đa thần. Họ có truyền thống chơi nhạc cụ, gồm nhiều loại cồng chiêng và khèn. Người M’nông thích nhiều loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, khuyên tay và nhẫn vàng.

+ Buôn làng: Ngôi làng của người M’nông được gọi là buôn. Mỗi buôn có hơn 20 gia đình gắn bó khăng khít với nhau, tạo nên sức mạnh cộng đồng của làng. Họ xây nhà sàn, mái nhà được phủ bằng cỏ khô, khung cửa làm từ tre và gỗ. Họ thường sống trong những khu vực gần các thung lũng, hồ suối gần gũi với thiên nhiên.

+ Kinh tế: Người M’nông làm nương rẫy. Những người sống gần sông thường trồng lúa.

Theo ông Ama Phong - một người M’nông Riâm ở huyện Lắc - người M’nông cổ không làm nương rẫy để canh tác. Họ đánh cá và trồng lúa. Ông cho biết truyền thống và phong tục của người M’nông rất giống người Êđê. Khác biệt chủ yếu chỉ là ngôn ngữ giữa hai tộc người.

+ Ẩm thực: Ngô, sắn, khoai, gạo là thức ăn chính của người M’nông. Họ thích đồ ăn chua như măng và nước mắm, cá ngâm, tôm, thịt trâu. Thông thường, đồ ăn được ướp và dự trữ trong một khoảng thời gian dài để có thể dùng trong cả mùa.

                                                                                                                                                                                                                                                    Bài và Ảnh: Rehahn C

------------------

Về tác giả:

------------------

Nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn C. đã có thời gian 6 năm gắn bó với Việt Nam, và hiện đang sống, làm việc tại Hội An. Những bức ảnh về người M’nông ở Đắk Lắk được chọn giới thiệu ở đây là một phần nhỏ trong bộ sưu tập gồm hơn 200 bức ảnh về di sản văn hóa và hơn 30 loại trang phục dân tộc trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Hiện chúng được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng The Precious Heritage Gallery Museum (7 Nguyễn Huệ, Hội An) do chính Réhahn sáng lập và quản lý. 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES