Nhiều địa điểm phát triển quà tặng du lịch mang đậm bản sắc văn hóa mỗi vùng đất

28/07/2024

Thị trường quà tặng du lịch Việt Nam với những lợi thế về văn hóa đa dạng và tài nguyên phong phú. Việc phát triển thị trường này không chỉ là cơ hội để tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần làm phong phú trải nghiệm du lịch, biến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn trong mắt du khách quốc tế.

Sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên dấu ấn của điểm đến, tăng sức hút, hấp dẫn du khách, đồng thời là công cụ quảng bá hình ảnh điểm đến. Tuy nhiên, trong bức tranh du lịch Việt Nam, phát triển các mặt hàng quà tặng, lưu niệm chưa đóng vai trò tương ứng với việc tạo dựng hình ảnh và kinh doanh thương mại.

Bài liên quan

Việt Nam sở hữu những tài nguyên du lịch đặc trưng với các kỳ quan thiên nhiên thế giới như Vịnh Hạ Long; 8 di sản thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản văn hóa tư liệu, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 công viên địa chất toàn cầu..., con số này trong kho tàng văn hóa và di sản của Việt Nam dự kiến sẽ còn tăng lên.

Nhà tù Hoả Lò với những sản phẩm lưu niệm từ lá bàng mang đậm dấu ấn riêng

Nhà tù Hoả Lò với những sản phẩm lưu niệm từ lá bàng mang đậm dấu ấn riêng

Bên cạnh đó, theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, tính trên địa bàn cả nước hiện nay, Việt Nam có trên 10.000 lễ hội lớn nhỏ, hơn 40.000 di tích văn hóa, hơn 3.000 làng nghề, trong đó gần 400 làng nghề truyền thống thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gồm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, dệt lụa, tranh dân gian, chạm khắc... Có thể nhận thấy, đây là những tiềm năng to lớn, cũng như thị trường lớn để phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm.

Sản phẩm lưu niệm gắn với đặc trưng vùng đất, con người là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng sức hấp dẫn

Sản phẩm lưu niệm gắn với đặc trưng vùng đất, con người là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng sức hấp dẫn

Những năm qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã có những chương trình phát động khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm mang đặc trưng và in đậm dấu ấn văn hóa địa phương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ví dụ như du khách mỗi khi đến thăm quan Văn Miếu đều ngạc nhiên khi tiếp cận sản phẩm lưu niệm là những bức tranh miêu tả Khuê Văn Các được làm bằng những hạt gạo. Tương tự, di tích Nhà tù Hỏa Lò cho ra mắt những sản phẩm độc đáo đó là những chiếc lá bàng sấy khô khắc hình di tích, bài thơ của chiến sĩ cách mạng; bát ăn cơm bằng vỏ dừa... Những món quà lưu niệm này đã để lại dấu ấn khó quên về lịch sử cách mạng Thủ đô.

Tuy nhiên, Văn Miếu và Nhà tù Hỏa Lò chỉ là những đại diện ít ỏi trong việc đưa ra sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch có sự đầu tư nghiêm túc, tâm huyết. Thực tế cho thấy, phần lớn các điểm tham quan trên địa bàn Hà Nội vẫn trong tình trạng thiếu vắng sản phẩm lưu niệm có tính đặc trưng, độc đáo, đủ sức níu chân du khách. Điều đó cũng ảnh hưởng tới việc xúc tiến quảng bá thương hiệu cho du lịch Việt Nam, chưa khẳng định được thế mạnh về sản phẩm quà tặng mang hồn cốt văn hóa Việt.

Thực tế dù nhu cầu mua đồ lưu niệm khi đến Hà Nội của du khách rất lớn, nhưng các làng nghề chủ yếu sản xuất phục vụ xuất khẩu chưa chú trọng khai thác thị trường ngách trong việc tiêu thụ, quảng bá sản phẩm.

Dù chỉ là yếu tố nhỏ trong tổng thể ngành du lịch, song rõ ràng, câu chuyện thiếu và yếu của các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch, đã tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh và các giá trị của ngành du lịch

Dù chỉ là yếu tố nhỏ trong tổng thể ngành du lịch, song rõ ràng, câu chuyện thiếu và yếu của các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch, đã tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh và các giá trị của ngành du lịch

Lý giải lý do khiến sức tiêu thụ sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm của làng nghề không được như mong muốn, các chuyên gia du lịch có chung ý kiến, hệ thống cơ sở, cửa hàng bán các sản phẩm du lịch còn rất thiếu. Một số cơ sở tư nhân phát triển tự phát tại các điểm du lịch thì đặt nặng tính thương mại, chất lượng sản phẩm thấp, vẫn tồn tại tình trạng hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất địa phương lại không đủ vốn và năng lực để đầu tư cửa hàng trưng bày đón khách trực tiếp đến trải nghiệm sản xuất, mua sản phẩm.

Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm quà tặng, để các món quà tặng Hà Nội lưu giữ trong tâm trí du khách thì nhà sản xuất phải có những câu chuyện văn hóa gắn với sản phẩm. Từ đó, chạm vào cảm xúc của du khách, kích thích nhu cầu mua sắm của khách. Ngoài ra, các làng nghề, nghệ nhân cần tổ chức “không gian sáng tạo” để du khách trải nghiệm sản xuất sản phẩm tại chỗ.

Với sự phát triển của công nghệ số, đa dạng các trang thương mại điện tử, kênh phân phối sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch cần kết hợp cả thị trường truyền thống và thị trường trực tuyến để đảm bảo rằng các sản phẩm dễ dàng tiếp cận đối với các du khách, cho họ quyền lựa chọn với đa dạng sản phẩm. Cần quan tâm phát triển các hoạt động xúc tiến quảng bá thông qua các hội thảo du lịch, hội chợ du lịch... đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt thường xuyên hơn.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES