Nhớ Nhật Bản? Hãy ghé 3 nhà hàng này ở... Hà Nội

02/12/2021

Nhật Bản vẫn luôn có một chỗ đứng rất riêng, tách biệt và khó quên trên bản đồ ẩm thực-văn hóa thế giới. Thú vị là, cái văn hóa Nhật ấy lại cũng có thể tồn tại song hành cùng văn hóa Hà Nội, hài hòa trong những trạm dừng chân của hàng quán ẩm thực. Dưới đây là 3 tọa độ như vậy, dành cho những người yêu Nhật Bản trên đất Thủ đô.

1. nhà hàng nhật bản Masu

Masu tọa lạc trên con phố Lý Thường Kiệt rộng rãi, thuộc khu vực trung tâm thành phố. Đặc điểm "nhận dạng" nổi bật của nơi này là bức tường bên ngoài với những song gỗ thưa sáng màu đặc trưng Nhật Bản, nhấn nhá cùng tên nhà hàng mang màu xanh của biển, tạo nên một ấn tượng sang trọng mà không phô trương.

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Dù “sinh sau đẻ muộn” hơn so với các nhà hàng Nhật trên cùng con phố, nhưng Masu vẫn có một sức hút riêng biệt - có lẽ bởi phong cách, chất lượng cũng như... mức giá.

Không gian của Masu mang sự đồng điệu của màu gỗ ấm sáng màu từ những vách tường ngăn, bàn ghế cho đến những hộp đựng giấy ăn, những chiếc chiếu cói. Hình ảnh nhận diện thương hiệu trên những thực đơn, đồ trang trí của Masu tạo ra một ấn tượng về sự thống nhất và trang nhã. Phòng ăn riêng được đặt tên theo các mùa trong năm. Những song cửa gỗ đón nắng thành phố vào không gian ấy, tạo nên một bức tranh tổng thể hài hòa của những tông màu tươi tắn. Như Masu tự mô tả, "không gian ấy là một sân khấu, để nhân vật chính là tinh túy ẩm thực Nhật được tỏa sáng".

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ẩm thực của Nhật Bản nổi danh một phần nhờ bởi vẻ đẹp tinh tế của các món ăn, cách trình bày, chỉ nhìn thôi cũng khiến thực khách thấy đẹp mắt, ấm bụng. Masu tái hiện được đặc trưng ấy trong những món ăn của nhà hàng; cũng như chú trọng vào chất lượng nguyên liệu tươi sống từ biển, "mùa nào thức nấy", đem đến sự tươi ngon và mới mẻ mỗi ngày. Ở Masu, thực khách được nếm những miếng sashimi ở nhiệt độ 15 độ C - nhiệt độ trung bình của biển Nhật Bản vào mùa thu và chớm đông, mùa của nhiều loài cá đặc sản. Hay Omakase - một loại hình ẩm thực tinh tế, đắt đỏ của Nhật Bản, cũng được phục vụ tại Masu và luôn nhận được sự tò mò, yêu thích của thực khách đến đây.

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ảnh: FB Masu

Ngoài đa dạng cá tươi và rượu sake độc quyền, Masu còn có một số món ăn sáng tạo như: bánh Hanabi (bánh sinh nhật từ trứng cá tầm), Nigari Hokkaido Special, Pizza trứng cầu gai,...

THÔNG TIN THÊM

Fanpage: Masu

Địa chỉ: 60 Lý Thường Kiệt

Giờ mở cửa: 10:00 – 14:00, 18:00 – 23:00

Mức giá: trung bình từ 400.000 VND/người, hoặc từ 1,5 triệu VND/người nếu ăn Omakase

2. Tiệm mì ramen chay Vege-ro

Vege-ro là quán mỳ ramen chay (vegetarian ramen) nằm trong một ngõ nhỏ cạnh hồ Trúc Bạch, như một viên ngọc ẩn giữa lòng Hà Nội, “khiêm tốn” với tấm vải in tên cửa tiệm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Không gian quán ấm cúng, giản dị theo phong cách Nhật Bản truyền thống. Vege-ro nhỏ nhắn với thiết kế dạng quầy nhỏ, bếp mở, khách hàng sẽ được chứng kiến toàn bộ quá trình chế biến công phu của người đầu bếp ngay tại chỗ. Chỗ ngồi của Vege-ro chỉ vỏn vẹn vừa đủ tối đa 6 người, thậm chí nếu chẳng may không đặt bàn trước khi tiệm đã kín chỗ, bạn sẽ phải ngậm ngùi đợi thật lâu hoặc ra về tiếc nuối.

Empty

Hương vị của từng loại nước dùng cho từng loại ramen khác nhau nơi đây đều rất đặc trưng và đậm đà chuẩn vị Nhật. Mỗi loại nước dùng cho từng món ramen sẽ được làm “tươi” sau khi thực khách gọi món. Trân trọng và cảm ơn thiên nhiên, mỗi bát ramen của Vege-ro sẽ “ngập” trong màu sắc của rau củ theo mùa phong phú. Tại đây, bạn có thể thử gọi sợi mì gluten free (không làm từ bột mì) cũng không kém đặc sắc và đáng trải nghiệm.

Vì là một tiệm mì nhỏ, lại chỉ bán ramen chay, nên từng món ăn và thức uống của Vege-ro dường như đều được Vege-ro tính toán tỉ mỉ với số lượng giới hạn. Trong menu chỉ có khoảng hơn 10 loại ramen cùng một số món khai vị sáng tạo; hay thức uống/cocktail cũng được sáng tạo dựa trên các nguyên liệu "Nhật" như matcha, wasabi, whisky Nhật, rượu mơ... Nhưng chắc chắn, khi đã thử một lần, bạn sẽ muốn quay lại nơi này thêm nhiều lần nữa, để khám phá hết những món độc đáo còn lại.

Ảnh: FB Vege-ro

Ảnh: FB Vege-ro

Ảnh: FB Vege-ro

Ảnh: FB Vege-ro

Ảnh: FB Vege-ro

Ảnh: FB Vege-ro

Trong cái không gian nhỏ không ồn ào và luôn nghi ngút khói ấy, mỗi vị khách đều tự giác khẽ khàng lại một chút, đôi mắt hiếu kỳ dán vào vị đầu bếp - kiêm luôn phục vụ, thu ngân, và là... chủ quán - đang chế biến những bát ramen, với tác phong thuần thục, chuyên nghiệp và ân cần. “Mình thích cái không khí ở đây, ấm cúng, gần gũi, cảm giác mình được sống chậm lại vậy, và chắc chắn sẽ quay lại để hít hà thêm” - một vị khách lần đầu đến Vege-ro đã chia sẻ.

THÔNG TIN THÊM

Fanpage: Vege-ro

Địa chỉ: 105A2 Lạc Chính

Giờ mở cửa: 17:00 – 22:00, thứ 7 và Chủ Nhật mở cửa thêm 11:45 – 13:45

Mức giá: trung bình từ 100.000 VND/người

3. Moto-san Tạm Thương

Nếu như Vege-ro là nơi bạn có thể ghé đến để thưởng thức nhanh chóng một bữa mì ramen no nê, hay Masu là chốn lý tưởng cho những buổi hẹn hò đặc biệt, thì ở Moto-san sẽ là một chuyến... du hành, khiến thực khách quên đi không gian và thời gian của hiện tại.

Qua hai ngách rẽ vào con ngõ Tạm Thương là nơi Moto-san tọa lạc. Moto-san không có biển hiệu to rõ, chỉ có lối đi hun hút trong con ngõ dẫn lối. Lối kiến trúc và bày trí nơi đây có thể khiến bạn ngỡ ngàng như đang thực sự ở trong một ngóc ngách của Kyoto, Nhật Bản.

Empty
Empty
Empty

Không gian của Moto-san là một bản hòa ca của ánh sáng. Những ánh sáng "trú ngụ" trên trần, dưới dãy bàn ăn, xen kẽ những góc nhà quyện với màu gỗ trầm đều hợp lí và vừa đủ. Nơi này có hai tầng với những góc bàn chiều lòng tâm trạng thực khách - dù bạn muốn trốn trong một góc nhỏ yên tĩnh, hay ngồi dùng bữa chung với những thực khách khác tại chiếc bàn lớn.

Empty
Empty

Trong văn hóa Nhật, “kintsugi” là kỹ thuật mài dũa, ghép nối thủ công những món đồ gốm đã vỡ nứt lại bằng hỗn hợp sơn mài trộn với vàng, bạc hoặc bạch kim; nói nôm na, kintsugi là sự nâng niu và trân trọng những điều không hoàn hảo.

Mang âm hưởng “hàn gắn” ấy, Moto-san làm sống lại những mảnh thiên nhiên không còn tươi sống. Những chụp đèn, những chiếc "card-visit" được làm từ gỗ, đóm, những cành cây, chiếc lá héo khô... vẫn sống bền bỉ và xinh xắn tại đây.

Rất Nhật, nhưng Moto-san cũng rất Hà Nội. Những câu mời gọi đồ ăn vui tai đều được viết bằng lối tiếng Việt dí dỏm, bình dị. Những món ăn ở đây cũng được gia giảm cho phù hợp với khẩu vị của người Việt: từ Ramen, Sashimi, Sushi, đến bánh mỳ, hủ tíu, há cảo hay xiên nướng. Đặc biệt, tại Moto-san còn có một quầy bar nhỏ với nhiều loại Gin, Whisky đắt đỏ, dành cho những vị khách sành rượu, muốn nấn ná ngồi lại tới đêm khuya. Quán cũng có rượu vang, rượu mơ hay sake cho bữa ăn thêm tròn vị.

Empty

Trong cuốn truyện nổi tiếng về giáo dục và trẻ em của Nhật Bản – “Totto-chan bên cửa sổ” có một câu nói xuyên suốt bữa ăn của các em rằng "Các em đã mang đủ đồ của đất và biển chưa?”. Nếu chưa, hãy thử ghé Moto-san.

THÔNG TIN THÊM

Fanpage: Moto-san Tạm Thương

Địa chỉ: 15 Tạm Thương

Giờ mở cửa: 11:00 - 14:00, 17:00 - 23:00

Mức giá: trung bình từ 100.000 VND/người

Quỳnh Phương
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES