Dừng chân check-in tại những điểm đến cổ kính bậc nhất Việt Nam

01/10/2020

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, dọc dải đất hình chữ S còn có nhiều công trình có tuổi đời lên đến hàng trăm năm và trở thành điểm du lịch thu hút ngày càng nhiều du khách ghé thăm, tìm hiểu.

Nhà thờ đá Sa Pa

Nếu đã ghé thăm "thị trấn mờ sương", hẳn du khách đã có cơ hội chiêm ngưỡng nhà thờ đá Sa Pa - công trình kiến trúc hơn trăm tuổi, được xây dựng từ năm 1895. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ là lối kiến trúc được thiết kế theo kiểu Gotic La Mã cổ, thể hiện rõ nét nhất là ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn,…đều hình chóp, tạo cho công trình sự bay bổng, thanh thoát.

Empty
Empty

Bên cạnh là công trình mang giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, nhà thờ đá Sa Pa còn là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần, du khách có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số như “chợ tình”. Cùng với đó là hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi.

Cầu Long Biên

Được xây dựng từ năm 1898 – 1902 bắc qua sông Hồng, cầu Long Biên nằm hiên ngang giữa đất trời, chứng kiến nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Công trình – địa điểm du lịch trăm tuổi này được người Pháp xây dựng, sở hữu lối kiến trúc độc đáo với thiết kế một đường sắt đơn chạy giữa cầu, hai bên dành cho xe máy và người đi bộ. Mang trong mình vẻ đẹp cổ xưa, cầu Long Biên giờ đây trở thành địa điểm chụp ảnh ở Hà Nội được rất nhiều nhiếp ảnh gia và bạn trẻ yêu thích.

Cầu Long Biên là địa điểm check-in của đông đảo du khách khi đến với Hà Nội

Cầu Long Biên là địa điểm check-in của đông đảo du khách khi đến với Hà Nội

Song việc check-in ngay trên làn đường sắt của cầu Long Biên tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

Song việc check-in ngay trên làn đường sắt của cầu Long Biên tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

Tuy nhiên, việc chụp ảnh ngay trên cầu Long Biên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì có hàng chục chuyến tàu hỏa qua lại mỗi ngày. Hành vi đứng tụ tập check-in trên làn đường sắt giữa cầu Long Biên vì thế được xem là vi phạm Luật Đường sắt, gây nguy hiểm đến tính mạng của chính người tham quan và hành khách đi tàu. Gợi ý hoàn hảo nhất nếu bạn muốn có tấm ảnh đẹp với cây cầu lịch sử này là check-in ở làn đường đi bộ hay ngồi tại một quán cà phê có tầm nhìn hướng ra cầu.

Empty
Check-in với cầu Long Biên trên làn đường đi bộ

Check-in với cầu Long Biên trên làn đường đi bộ

Hoặc quán cà phê là gợi ý lý tưởng cho du khách

Hoặc quán cà phê là gợi ý lý tưởng cho du khách

Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm tọa lạc tại thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 44 km. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, "mảnh đất hai vua" vẫn giữ trọn vẹn những nét đẹp đặc trưng cơ bản của làng mạc Bắc Bộ với hình ảnh cổng làng, bến nước, cây đa, sân đình quen thuộc. Nhịp sống yên bình của Đường Lâm khiến du khách như được thanh lọc và tìm thấy được khoảng lặng trong chính trái tim mình.

Empty
Empty
Empty

Đây cũng là ngôi làng thuần Việt với hầu hết các công trình như giếng làng, cổng làng, đình, chùa làng xây bằng đá ong và gỗ kết hợp với các vật liệu có sẵn ở địa phương, nhưng trải qua hàng thế kỷ vẫn tồn tại đến ngày nay. Cùng với những di tích lịch sử, những ngôi nhà có niên đại hàng trăm năm, những phong tục tập quán của người dân, làng cổ Đường Lâm giờ đây là địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch bốn phương tới tham quan để hiểu thêm về lịch sử, nét văn hóa độc đáo của làng quê Việt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Hoàng thành Huế

Hoàng thành Huế là một trong những khu vực quan trọng nhất của di tích Kinh thành Huế, nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, đồng thời là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Hoàng thành được xây dựng năm 1804, nhưng đến thời vua Minh Mạng năm 1833, khoảng 100 công trình lớn nhỏ mới được hoàn tất.

Empty
Empty
Empty

Xung quanh Hoàng thành được bố trí hào bảo vệ, với 4 cửa ra vào: Ngọ Môn, Hiển Nhơn, Chương Đức, Hòa Bình. Bên trong có Điện Thái Hoà - nơi thiết triều, khu vực các miếu thờ, Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Địa điểm du lịch trăm tuổi Hoàng thành Huế là nơi lý tưởng để khám phá và tìm hiểu về văn hóa lịch sử của các triều đại phong kiến xa xưa.

Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt là địa điểm nhất định phải dừng chân với những du khách đã có dịp tới với "thành phố ngàn hoa". Nơi đây được xem là nhà ga tàu hỏa cổ đẹp nhất Việt Nam, được hai kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng trong khoảng thời gian từ 1932 - 1938.

xaiotayiang5175255217595291608150933686601992257970987n-15604217589991907275704-15604221301521873179381
Empty

Ga Đà Lạt mang đậm nét kiến trúc phương Tây, với các khu vực như sảnh chính nơi đặt phòng bán vé, khu nhà dành cho nhân viên, sân ga với 3 đường ray có mái che toả ra hai bên. Hiện tại, nhà ga vẫn đang trưng bày đầu máy hơi nước kiểu Pháp hơn 100 tuổi và đoạn đường ray răng cưa còn sót lại năm xưa. Đầu máy hơi nước giờ đây đã trở thành background sống ảo cực kỳ nổi tiếng, được các bạn trẻ check-in. Không những vậy, ga Đà Lạt chính là nơi duy nhất tại Việt Nam còn lưu giữ hai hiện vật này, và trên thế giới cũng chỉ có một số ít nơi còn sở hữu chúng.

Bưu điện TP Hồ Chí Minh

Toạ lạc ở số 2 trên đường Quảng Trường Công Xã Paris (Phường Bến Nghé, quận 1), Bưu điện Sài Gòn nằm ngay bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Nới đây là một trong những công trình kiến trúc được đánh giá tuyệt nhất TP Hồ Chí Minh với nhiều lượt khách tham quan và khám phá mỗi ngày.

Empty
Empty
Empty

Được xây dựng từ năm 1886 – 1891 bởi kiến trúc sư lừng danh Gustave Eiffel người Pháp, du khách sẽ thấy bưu điện TP Hồ Chí Minh khoác lên mình lớp sơn màu vàng nổi bật trong nắng chiều. Kiến trúc của tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây và phương Đông với cổng vòm tuyệt đẹp. Với những giá trị mang tính mỹ thuật và lịch sử, nơi đây trở thành điểm tham quan, dừng chân không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố mang tên Bác.

Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc tại số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1870, là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay và có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kì giao thoa giữa hai thế kỉ.

Empty
Empty

Khi đến thăm nhà cổ Bình Thủy, du khách sẽ được dịp “xuyên không” về bối cảnh quá khứ xa xưa, đắm chìm trong ảo mộng cuộc sống sang giàu của các gia đình trưởng giả Nam Bộ, được nghe cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình Nam Bộ xưa hơn 100 năm về trước qua lời kể mộc mạc của gia chủ. Đặc biệt du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi nhà với lối kiến trúc giao hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hay còn có có tên gọi khác là nhà cổ Sa Đéc - một công trình độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ. Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết "Người tình". Ngôi nhà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L'Amant) năm 1991.

Empty
Empty

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là sự kết hợp độc đáo của phong cách phương Đông và phương Tây. Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Địa điểm du lịch trăm tuổi này đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh năm 2008, di tích cấp quốc gia năm 2009.

Minh Chi - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES