Những người Việt mang cà phê Việt vào đất Mỹ

01/10/2021

Tưởng rằng người Mỹ xưa nay chỉ ưa chuộng những Starbucks, McDonald's, Dunkin Donuts, rút cục cũng đến một ngày, họ lại “phát sốt” vì cà phê rang xay thủ công của Việt Nam. Công lao này là nhờ 'ai'?

Mới đây, Sahra Nguyễn, người sáng lập thương hiệu cà phê Nguyen Coffee Supply, đã tổ chức buổi trải nghiệm vị giác cà phê kéo dài 2 ngày ở Brooklyn, Mỹ. Cô hoàn toàn bất ngờ trước sự hưởng ứng đông đảo của người dân: “Tôi thật sự không thể tin được khi mọi người xếp hàng chờ hơn một tiếng đồng hồ chỉ để được thử cà phê Việt Nam”. Dù mới có 3 năm thâm niên trong nghề nhưng Sahra lại chính là người đầu tiên mang các loại hạt cà phê rang xay đặc trưng của Việt Nam đến đất Mỹ.

Sarah Nguyen - chủ thương hiệu Nguyen Coffee Supply

Sarah Nguyen - chủ thương hiệu Nguyen Coffee Supply

Trong vài năm qua, nhiều cửa hàng cà phê rang xay Việt Nam tại Mỹ đã từ vị trí gần như không ai biết đến, trở thành một hiện tượng trên khắp xứ sở cờ hoa. Nhiều quán cà phê xuất hiện ở các thành phố được mệnh danh là “thánh địa” caffeine như Philadelphia, Seattle, Austin, Portland, Oregon… “Những quán cà phê Việt nổi lên ngày càng nhiều, cho thấy rằng cộng đồng doanh nhân Việt Nam đang rất muốn xây dựng thị trường cà phê Việt trên đất Mỹ” - Thu Phạm, người đồng sáng lập thương hiệu Càphê Roasters ở Philadelphia, chia sẻ.

Cuối tháng 9 vừa qua, Càphê Roasters của Thu Phạm đã mở quán cà phê rang xay Việt Nam đầu tiên ở thành phố Philadelphia. Trong khi đó, quán của Sarah Nguyễn nằm ở nơi xa hơn như San Francisco, Texas và trong một chiếc xe tải bán cà phê Việt Nam ở Kansas City. Trong thời gian đại dịch, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng đơn đặt hàng cà phê của quán Sarah lại tăng theo cấp số nhân. Cô cho biết doanh nghiệp của mình đã tăng trưởng gấp 13 lần trong năm 2020.

Thu Pham - đồng sáng lập thương hiệu Càphê Roasters

Thu Pham - đồng sáng lập thương hiệu Càphê Roasters

Từ những cốc cà phê vIệt nam không Hề có vị "việt nam"

Hầu hết cà phê Việt Nam có thể tìm thấy ở Mỹ không có xuất xứ từ Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam là nước sản xuất hạt cà phê lớn thứ hai thế giới và cũng là đất nước lưu giữ truyền thống pha cà phê đặc biệt suốt 150 năm qua; tờ USA Today đã nhận định "Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa cà phê mạnh mẽ nhất thế giới". Nhưng qua nhiều thập kỷ, cà phê Việt Nam rất khó thu mua ở Mỹ. Tại các nhà hàng Việt Nam lâu đời ở Mỹ, khi ai đó gọi một cốc cà phê Việt Nam, thực chất đó là Cajun. Thức uống cà phê kiểu Việt phổ biến nhất ở đất nước này được pha chế từ cà phê rang với rau diếp xoăn của thương hiệu Cafe du Monde, có xuất xứ từ New Orleans.

Sarah Nguyễn đã thấy những vấn đề đáng lo ngại từ việc nhầm lẫn này. Bắt theo xu hướng hương vị châu Á như trà sữa trân châu và matcha, nhiều quán cà phê Mỹ bắt đầu trộn các loại cà phê đen rang xay với sữa đặc rồi gọi đó là cà phê Việt Nam, mặc dù họ không có một chút liên hệ nào đến các sản phẩm cà phê ở Việt Nam. Nhiều food bloggers thậm chí đã tìm ra các thủ thuật tạo nên một cốc cà phê sữa đá Việt Nam ở Starbucks.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Rất nhiều quán cà phê ở Mỹ pha chế cà phê Việt Nam từ hạt cà phê rang với rau diếp xoăn có xuất xứ từ New Orleans.

Rất nhiều quán cà phê ở Mỹ pha chế cà phê Việt Nam từ hạt cà phê rang với rau diếp xoăn có xuất xứ từ New Orleans.

“Điều này xảy ra thường xuyên, các doanh nghiệp lớn muốn thu lợi từ nền tảng văn hóa châu Á, nhưng họ không lại không tôn trọng sự toàn vẹn văn hóa” Sarah Nguyễn nói. “Thực tế, mỗi lần tôi gọi cà phê Việt Nam trong các quán, nó có vị hoàn toàn khác lạ. Tôi hỏi người pha chế về thành phần của cốc cà phê và thường nhận được câu trả lời như: 'Đó là cà phê đến từ Ethiopia. Chúng tôi cho thêm sữa có đường vào đó'”. Sarah đã thử rất nhiều cốc cà phê gắn mác Việt Nam như thế ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, dù là quán cũ hay nhà hàng thời thượng, tuyệt nhiên không có loại cà phê nào thực sự đến từ Việt Nam.

Bằng cách nào đó, cà phê Việt Nam đã trở nên phổ biến - nhưng lại không có hương vị hoặc nguyên liệu chuẩn Việt, và cũng không có bàn tay người Việt ở đó. Đây là một phần động lực khiến Sarah Nguyễn quyết định thành lập công ty cà phê rang xay Việt Nam ở Brooklyn.

TÁi định nghĩa về cà phê việt trên đất mỹ

Cả Sarah Nguyễn và Thu Phạm đều đồng tình rằng việc thiếu cà phê chuẩn Việt Nam ở Mỹ là một sự "thiếu công bằng".

Hạt cà phê có hai loại chính: arabica và robusta. Loại hạt cà phê Nam Mỹ và châu Phi được các quán cà phê rang xay cao cấp sử dụng chính là arabica. Hạt này được ưa chuộng vì có vị ngọt và độ chua cũng như hương việt quất hoặc anh đào. Tuy nhiên, việc trồng hạt cà phê arabica khá khó ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm. Thay vào đó, 90% cà phê Việt Nam là loại hạt cứng hơn có tên robusta, ít đường và có hương vị đậm đà. Hạt robusta có hàm lượng caffeine gần gấp đôi lượng được tìm thấy trong arabica. Cũng nhờ chi phí trồng trọt khá thấp nên robusta trở nên phổ biến tại các danh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan số lượng lớn.

Hạt cà phê robusta được rang xay thủ công

Hạt cà phê robusta được rang xay thủ công

Tuy vậy, việc sản xuất cà phê đại trà đã khiến robusta bị gán mác là hạt cà phê chất lượng thấp. Bởi các nhà máy sản xuất cà phê đại trà hiếm khi thực hiện việc kiểm soát chất lượng kỹ như các cơ sở rang xay thủ công. “Nhưng việc kiểm soát chất lượng lại không phải là điều nói nên chất lượng thật sự của robusta”, Thu Phạm nói.

Để chứng minh điều này, Thu Phạm đã dùng phin cà phê robusta có xuất xứ từ một trang trại ở Tây Nguyên. Cô đổ nước nóng vào, đợi khí carbon dioxide sủi bọt - dấu hiệu của cà phê tươi mới rang. Thành quả cho ra một cốc cà phê đậm đà và thơm thoảng hương chocolate.

Sarah Nguyễn cũng cho biết, cô đã nghe rất nhiều phản hồi từ những người tự nhận là "rất mê cà phê" sau các cuộc thử nghiệm vị giác ở New York. Họ đều có phản ứng khá bất ngờ như: "Trước đây, tôi cứ nghĩ hạt robusta rất thô nên chưa bao giờ nghĩ đến việc thử nó, hóa ra tôi đã nhầm”.

Empty

Vì sự "toàn vẹn của văn hóa"

Kể từ khi Thu Phạm và Sarah Nguyễn bắt đầu mở những quán cà phê rang xay vào cuối năm 2018, cà phê Việt Nam đã lan rộng trên khắp nước Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng không coi làn sóng cà phê rang xay Việt là sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, mà họ trở thành những đối tác trong việc thay đổi nhận thức về cà phê Việt ở Mỹ, cũng như mang lại nhiều giá trị hơn cho cây trồng của nông dân Việt Nam. Thực tế, như Thu Phạm chia sẻ, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ đã liên hệ với cô và ngỏ ý quan tâm: "Chúng tôi đang suy nghĩ về việc làm mô hình này. Cô lấy nguồn cà phê ở đâu? Cô rang cà phê như thế nào?...”.

Hiện Thu Phạm đang hợp tác với thương hiệu cà phê Fat Milk ở Chicago. Tại Seattle, 4 tiệm cà phê Việt Nam đã mở cửa từ 2020. Thương hiệu cà phê rang xay Việt Nam - Portland Cà Phê mở rộng nhanh chóng trong năm nay, đến mức quán còn gặp khó khăn trong việc tìm đủ nguồn cung hạt robusta để đáp ứng nhu cầu. Tại Anaheim, thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng khai trương quán cà phê đầu tiên ở Mỹ hồi đầu năm nay với tên gọi King Coffee. Hay hạt cà phê Tong's Phin Coffee Club, rang trên gỗ chôm chôm, tẩm chocolate và bơ, hiện được bán ở nhiều nơi trong Chợ trung tâm ở Texas.

Package xinh xắn và

Package xinh xắn và "thân thiện" của Nguyen Coffee Supply

Anh Phat Nguyen, một người Việt trên đất Mỹ, hiện đang điều hành quán Pittsburgh Ineffable Cà Phê, sử dụng cà phê của thương hiệu Thu Phạm cùng với cà phê truyền thống ở Mỹ, cho biết: “Thật ngạc nhiên khi mọi người ở đây biết phở, bánh mì hay cà phê rang xay thủ công của Việt Nam. Chứng kiến văn hóa của đất nước mình được lan tỏa đến nhiều người thực sự là một cảm giác tuyệt vời. Tôi nghĩ, nếu chúng ta không truyền bá lại văn hóa của mình, rút cục sau cùng ta cũng sẽ chấm dứt sự tồn tại của nó”.

Huyền Châu (theo USA Today, ảnh: Internet)
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES