"Mới đầu chúng tôi không có ý định khám phá hòn đảo mới nào cả" - Morten Rasch, nhà thám hiểm vùng cực, đồng thời là người đứng đầu cơ sở nghiên cứu của Trạm Bắc Cực ở Green land, cho biết. "Chúng tôi chỉ đến để thu thập mẫu vật về nghiên cứu thôi".
Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ mình đã đặt chân lên Oodaaq, một hòn đảo được phát hiện bởinhóm khảo sát người Đan Mạch vào năm 1978. Chỉ sau khi kiểm tra vị trí chính xác, họ mới nhận ra rằng mình đang đứng trên một nơi cách Oodaaq 780 m về phía tây bắc. Hòn đảo này khá nhỏ, chỉ có chiều ngang khoảng 30 m và đỉnh cao nhất là 3 m, trên đảo có bùn đá biển và các mảnh vụn băng hà - đây đều là các dạng đất đá thường thấy trên sông băng.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ đặt tên hòn đảo này là "Qeqertaq Avannarleq", có nghĩa là "hòn đảo cực Bắc" trong tiếng Greenlandic.
"Mọi người đều rất vui" - doanh nhân Thụy Sĩ Christiane Leister, người sáng lập Quỹ Leister tài trợ cho chuyến đi này, chia sẻ. "Giống như những nhà thám hiểm trong lịch sử vậy, họ cũng nghĩ rằng mình đang ở nơi nào đó đã được biết đến rồi, nhưng thực ra nơi đó lại chính là một địa điểm hoàn toàn mới".
Theo các nhà khoa học, mặc dù hòn đảo nhỏ này mới lộ ra dưới lớp băng trôi, nhưng sự xuất hiện của nó không phải là hệ quả trực tiếp của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các hy vọng mở rộng lãnh thổ ở Bắc Cực phụ thuộc vào việc hòn đảo hoặc bãi đất ngầm mới được tìm thấy đó liệu có biến mất một lần nữa hay không, vì những nơi như vậy thường lộ ra và rồi lại mất đi sau một thời gian vì sự dịch chuyển địa lý. Một hòn đảo đúng nghĩa phải được duy trì cao trên mặt nước biển, kể cả khi thuỷ triều lên.
Qeqertaq Avannarleq đáp ứng được tiêu chí của một hòn đảo, và đây hiện đang được công nhận là vùng đất cực Bắc của thế giới.