Phát hiện văn tự được cho là cổ nhất A-rập

13/08/2014

Một đội ngũ các nhà khảo cổ của Pháp và A-rập vừa phát hiện ra một bản khắc trên bia đá, được coi là cổ nhất từ trước đến nay, ở gần Najran (A-rập Saudi).

Phát hiện hiếm hoi này vô cùng ý nghĩa khi phản ánh sự kết hợp giữa hai loại chữ viết của người Nabatean và người A-rập. Người Nabatean đã mở rộng các tuyến đường thương mại, tạo ra hơn 2.000 điểm buôn bán mà ngày nay trở thành Jordan, Syria và A-rập Saudi. Sự phát triển rực rỡ của Nabatean cho đến nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Văn tự này được khắc trên tấm bia đá ước tính có niên đại khoảng vào năm 470 trước Công nguyên, tương đương với thời kỳ mà sự kết nối giữa chữ viết Nabatean và A-rập bị mất dấu.

Cho đến nay, không một loại hình văn học nào của Nabatean còn tồn tại, tuy nhiên các hình ảnh về chữ tượng hình và chữ cái Nabatean đã được tìm thấy ở nhiều thành phố Nabatean khác nhau, ở Negev, Wadi Rumm, thành phố Petra và ở Meda, và là một minh chứng cho thấy văn học phổ biến trong thời kỳ nền văn hóa Nabatean phát triển, mở rộng về phía bắc cho đến tận biển Chết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Các nhà khảo cổ hiện đang tiếp tục tháo gỡ những mối thông tin trong lịch sử về người Nabatean, mà cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn. Chỉ riêng việc họ chuyển từ cuộc sống di cư sang định cư, và xây dựng những thành phố kỳ vĩ với một tốc độ nhanh chóng đến kinh ngạc đã làm các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu họ có phải là chủ nhân đích thực của những thành phố và công trình lớn này hay không.

Đây là dự án do Bộ Ngoại giao Pháp và Cơ quan phát triển quốc tế của Pháp tài trợ cho mạng lưới các nhà khảo cổ quốc tế. Chương trình này đã hỗ trợ cho 148 dự án tại 60 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES