Rừng Amazon vẫn đang "kêu cứu"

27/08/2019

Rừng nhiệt đới Amazon là nhà của 3 triệu loài thực động vật và 1 triệu người dân bản địa. Thế nhưng đám cháy khủng khiếp được phát hiện từ ngày 19/08/2019 vẫn đang tiếp tục phá hủy cánh rừng quý giá này.

Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) cho biết ngày càng có nhiều đám cháy xảy ra ở rừng nhiệt đới Amazon. Số liệu chính thức cho thấy đã có hơn 78.000 ngọn lửa bùng phát tại Brazil năm nay và thiêu rụi hơn 5.5 triệu km2 rừng Amazon.

0_BRAZIL-FIRE-AMAZON

Thế nhưng, đám cháy được phát hiện những ngày gần đây ở Amazon có quy mô hoàn toàn khác và được đánh giá là thảm họa mang tính toàn cầu. Những hình ảnh mới nhất của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho thấy đám cháy có mức độ tàn phá rất khủng khiếp, nhiều khu vực trong rừng Amazon bị thiêu hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại một vài gốc cây.

0_AmazonFires_PortoVelho_RO__24082019_c_WWF-Brasil_012JPG

Những cột khói khổng lồ vẫn có thể được nhìn thấy ở những khu vực xung quanh. Trong khi đó, nhiều phần của khu rừng không thể tiếp cận được vì đám cháy quá dữ dội và bầu trời phía trên rừng Amazon đã chuyển sang màu đỏ.

bonfire-flame-forestfire-fire

William Magnusson, nhà nghiên cứu chuyên về giám sát đa dạng sinh học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Brazil (INPA) cho biết: “Ở Amazon, không thứ gì có thể thích nghi được với đám cháy”. Theo ông, cánh rừng này có số loài sinh vật rất phong phú và đa dạng bởi vì nó chưa bao giờ cháy khủng khiếp trong suốt hàng trăm, hàng triệu năm. Những đám cháy đã từng xảy ra thường do tự nhiên và rất nhỏ, chỉ cháy thấp ở mặt đất và ngay lập tức bị dập tắt bởi những cơn mưa.

brazil-bolsonaro-amazon-fires

Vì thế, với quy mô khủng khiếp của mình, đám cháy lần này đã khiến nhiều động vật chết do lửa, nhiệt độ cao hay hít phải khói thải. Nhiều động vật hoang dã có thể bị đe dọa nghiêm trọng hơn sau đám cháy như loài khi mới được phát hiện năm 2011, Milton’s titi. Hệ sinh thái và chuỗi thức ăn ở khu vực bị cháy sẽ thay đổi hoàn toàn do lửa đã thiêu rụi các tán cây rậm rạp vốn ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đất làm thay đổi căn bản dòng năng lượng của hệ sinh thái.

nm-amazonanimal2-2608

Các sinh vật biển có thể được an toàn trong thời gian ngắn. Nhưng những động vật sống trong các con sông, suối nhỏ, nơi có đa dạng sinh học cao, sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như động vật lưỡng cư sống dưới nước cần trồi lên để thở, và sẽ phải hít khói thải từ đám cháy. Ngọn lửa cũng có thể làm biến chất các hóa chất trong nước.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Các quốc gia phản ứng như thế nào?

Phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước đám cháy kinh hoàng đang hoành hành tại Amazon đã khiến Tổng thống Brazil phải huy động khoảng 44.000 binh sĩ để chống lại đám cháy.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Fernando Azvedo cho biết quân đội sẽ tham gia vào các hoạt động chưa từng có để dập tắt đám cháy. Các binh lính sẽ được đưa đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất bản địa và khu vực biên giới bị bao vây bởi hỏa hoạn.

brazil-amazon-rainforest-fires

Ông nói thêm rằng nhiệm vụ đầu tiên của quân đội là triển khai 700 binh sĩ đến khu vực lân cận Porto Velho, thủ đô của Rondonia, nơi quân đội sẽ sử dụng hai máy bay C-130 Hercules để đổ 12.000 lít nước xuống rừng Amazon.

Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về cuộc khủng hoảng môi trường ở Brazil tại Hội nghị Thượng định cuối tuần vừa rồi ở Biarritz (Pháp).

1555438871081

Các quốc gia G7 đồng ý quyên góp 20 triệu đô la viện trợ cho các nước khu vực Amazon để chống lại đám cháy và thực hiện một chương trình toàn cầu dài hạn để bảo vệ khu rừng.

Kế hoạch hỗ trợ, được thông báo bởi Tổng thống Pháp và Chi-lê vào thứ hai ngày 26/8, là một chương trình tái trồng rừng. Chương trình này sẽ được công bố chi tiết tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên hợp Quốc vào tháng tới.

plantation

Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham gia phiên họp G7 về thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học và đại dương, nhưng ông khẳng định: “Đội của tôi đã đến đó” và Mỹ ủng hộ sáng kiến của G7.

Tổng thống Chile Sebastian Piñera cho biết ông thường xuyên liên lạc với Tổng thống Brazil để thuyết phục về sự cần thiết của rừng Amazon. Tổng thống Chile còn nói thêm: “Trong 20 năm qua, gần 10% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi rừng. Việc đó tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nhưng chúng ta có thể làm được”.

Ngoài ra, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã đưa ra 5 giải pháp thiết thực nhất mà một người bình thường dù ở xa xôi như chúng ta cũng có thể làm để góp phần cứu Amazon khỏi sự tàn phá nặng nề. Tìm hiểu cụ thể về các giải pháp đó tại đây.

Kiều Mai - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES