Tết Đoan Ngọ và những chuyện chưa kể

24/06/2020

Tết Đoan Ngọ vào mỗi dịp đầu hè luôn là lúc nhà nhà chuẩn bị hoa trái, bánh gio, rượu nếp để cúng khi chính ngọ (12h trưa). Nhưng xung quanh tập tục này, vẫn còn rất nhiều câu chuyện đặc biệt chưa được nhiều người biết tới!

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ đặc biệt trong truyền thống người Việt Nam, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là cái tết chung của một số nước châu Á có nét tương đồng văn hóa như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam... Mặc dù có nhiều nét chung nhưng tết Đoan Ngọ ở mỗi đất nước đều có phong tục và ý nghĩa riêng. Hãy cùng điểm qua những câu chuyện thú vị xoay quanh Tết Đoan Ngọ truyền thống.

Truyền thuyết Khuất Nguyên và Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Lễ Hội đua thuyền vào Tết Đoan ngọ ngày nay ở Trung Quốc

Lễ Hội đua thuyền vào Tết Đoan ngọ ngày nay ở Trung Quốc

Do khuyên can việc nước với vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi bơi thuyền ra giữa sông, lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông cùng bánh trái để cúng Khuất Nguyên.

Thủy xương bồ là một loại thảo dược được sử dụng trong ngày lễ, hoặc treo trước cửa nhà, quấn trong lá đa, để xua đuổi tà ma

Thủy xương bồ là một loại thảo dược được sử dụng trong ngày lễ, hoặc treo trước cửa nhà, quấn trong lá đa, để xua đuổi tà ma

Đến ngày nay, người Trung Quốc vẫn giữ có tập tục đua thuyền vào ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên. Ngoài ra, họ còn đeo túi thơm. Đây là loại túi dùng vải và chỉ ngũ sắc để may thành nhiều hình dạng khác nhau như quả cầu, chú cọp... bên trong đựng các loại hương liệu như: hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ em. Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

Tết diệt sâu bọ của người Việt Nam

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết…, có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm.

dud1575511534

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết trong dân gian. Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân lo lắng, không biết làm cách nào để giải quyết được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có: bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động cơ thể. Người dân làm theo và chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn căn dặn thêm: "Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Dân chúng biết ơn, muốn cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Vì vậy, ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được.

Phong tục cúng đoan ngọ giữa các miền ở Việt Nam

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân...

Tetamthuc

Theo truyền thống của từng miền, mâm cơm để cúng Tết Đoan Ngọ gồm hoa quả và những món ăn khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, vào ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món không thể thiếu. Trái cây được các gia đình lựa chọn để dâng cúng là những loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua như: mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu…

Quan niệm dân gian cho rằng bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường hoạt động mạnh hơn, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp để loại bỏ chúng.

Trên mâm cúng của người miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu thịt vịt. Lý do người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ giải nhiệt, làm cơ thể mát cả năm. Tại Thừa Thiên Huế, chè kê là món phổ biến trong Tết Đoan ngọ. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Chè Kê ở Huế

Chè Kê ở Huế

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm cơm để ăn những món ăn này. Ngoài hoa quả, rượu nếp, trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi của Bắc Bộ, người dân thường ăn bánh gio. Bánh gio có nhiều tên và hình dáng khác nhau như: bánh ú, bánh tro, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương.

tethanthuc-Vnexpess12

Theo quan niệm xưa, tháng 5 âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch. Vì vậy, trước đây, trong dịp Tết Đoan Ngọ, người dân một số vùng ở miền Bắc còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu.

toquocvn_9_GDUP

Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này đến nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc. Theo các chuyên gia văn hoá, ở những địa phương ven sông, biển thì tục tắm trong dịp Tết Đoan ngọ vẫn đang được duy trì. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển bởi người ta quan niệm đó là hình thức giúp tẩy rửa bệnh tật.

tet-doan-ngo
My Tống - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES