"Trà phong", nét văn hóa trà đáng tự hào của người Việt

04/07/2023

Trà gắn liền với đời sống của con người Việt Nam, từ lúc sinh ra đến khi mất đi. Là thức uống dành cho tất cả mọi người, xuất hiện ở khắp mọi nơi, có mặt trong những sự kiện lớn nhỏ của người dân Việt Nam. Đời sống của trà tuy lặng lẽ, dung dị nhưng xứng đáng là niềm tự hào ẩm thực Việt.

VĂN HÓA “TRÀ PHONG” CỦA NGƯỜI VIỆT

Có lẽ không ngoa khi nói rằng, cả cuộc đời người Việt lớn lên gắn với trà. Vừa sinh ra, em bé thường được tắm bằng lá trà xanh để sát khuẩn. Khi lớn lên, trà cũng không thể thiếu trong những sự kiện quan trọng như cưới hỏi. Hay vào dịp lễ Tết đâu thể thiếu chén trà. Đến khi mất đi, một số nơi người ta vẫn dùng trà để ướp xác do trà có đặc tính hút ẩm tốt. Vào những dịp giỗ chạp, chúng ta vẫn thường rót chén trà dâng lên thắp hương ông bà tổ tiên… Trà xuất hiện trong hầu hết những phong tục tập quán của người Việt.

Không cầu kỳ, kiểu cách, trà cứ thế đi vào đời sống người Việt một cách dung dị. “Trà được mọi tầng lớp sử dụng, từ những nông dân, công nhân đến giới tinh hoa; từ người già đến người trẻ; xuất hiện trong những sự kiện lớn nhỏ cả đời người. Hay đơn giản chỉ là thức uống quen thuộc, như ấm trà các ông bà vẫn thường om để uống cả ngày. Đó là tinh thần của trà Việt, là phong cách trà mà từ trước tới nay chúng ta vẫn đang hướng đến”, Trần Công Danh (1990, Bình Định) - Chi hội trưởng Chi hội Kết nối Di sản Văn hóa trà Việt chia sẻ.

Trần Công Danh hiện là chi hội trưởng Chi hội Kết nối Di sản Văn hóa trà Việt.

Trần Công Danh hiện là chi hội trưởng Chi hội Kết nối Di sản Văn hóa trà Việt.

Có cơ hội được len lỏi vào đời sống của người dân ở nhiều nơi trên thế giới, anh cho rằng không nơi đâu mà trà được sử dụng phổ biến, rộng rãi như tại Việt Nam. Nếu như tại Trung Quốc, trà hướng đến những tầng lớp quý tộc, xuất hiện nhiều trong đời sống của các vị vua chúa. Hay ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa trà đạo xuất phát từ hoạt động thưởng trà của các nhà sư. Thì từ ngàn xưa tại Việt Nam, trà được dành cho tất cả mọi người thuộc mọi giai tầng, có mặt ở khắp mọi nơi.

Tại Việt Nam, trà là thức uống dân dã, được dành cho tất cả mọi giai tầng, xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Tại Việt Nam, trà là thức uống dân dã, được dành cho tất cả mọi giai tầng, xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Đơn cử như trà đá, một thức uống bình dân, gần gũi. Nhưng đối với Danh Trần, nó là một đặc sản của ẩm thực nước ta. Trà đá xuất hiện trên những con đường, trong nhiều góc phố, có mặt trong hầu hết các quán ăn của người Việt. Ly trà đá như một thức uống không thể thiếu, là biểu hiện rõ nét của phong cách trà phóng khoáng, bình dân của người Việt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Người nông dân giải nhiệt với ngụm trà sau những buổi làm đồng. Nhân viên văn phòng chọn trà làm thức uống cho một ngày làm việc tỉnh táo. Hay trong lễ tiếp đón phu nhân Tổng thống Hàn Quốc mới đây, phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam tiếp đãi trà sen Tây Hồ...”, anh dẫn chứng thêm.

VĂN HÓA TRÀ CẦN VẬN ĐỘNG UYỂN CHUYỂN HƠN

Trong tiềm thức của nhiều người, một quán trà “đúng nghĩa” phải có những quy chuẩn nhất định. Chẳng hạn như khi bước vào, cần có sự tĩnh lặng bao trùm trong màu sắc chủ đạo hơi tối, ánh sáng phải được tiết chế, đồ nội thất thường làm gỗ với những hoa văn cổ xưa. “Cách nhìn nhận này có lẽ chịu ảnh hưởng không ít bởi văn hóa trà tại Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan”, Danh Trần chia sẻ.

Không gian Trà Sử quán hiện đại, nổi bật với tông màu vàng sáng.

Không gian Trà Sử quán hiện đại, nổi bật với tông màu vàng sáng.

Empty

Chi hội Kết nối Di sản Văn hóa trà Việt hướng đến phát huy giá trị văn hóa trà thông qua sự kết nối giữa các thế hệ, đa dạng phong cách và hình thức thưởng trà. “Trà Sử quán ra đời với mong muốn kết nối những người yêu trà. Vì vậy, không gian quán có màu sắc tươi sáng, cởi mở hài hòa trong kiến trúc Đông Dương của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Đồng thời dễ dàng tiếp cận hơn với đối tượng là các bạn trẻ năng động. Khi đó, văn hóa trà truyền thống trở nên uyển chuyển, phù hợp với sự vận động thời cuộc”, Danh Trần chia sẻ.

Chia sẻ về cơ duyên lập nên Trà Sử quán, Danh Trần cho biết: “Vào năm 2010, khi đi dạo trên đường phố, mình tình cờ bắt gặp ‘Salon thé de Mademoiselle Thi’ (Tiệm trà cô Thi). Tò mò bước vào, mình nhận ra một không gian văn hóa quen thuộc đậm chất Việt. Cảm giác thật tự hào khi văn hóa trà Việt vẫn len lỏi giữa một Paris hoa lệ”.

Trà Sử quán tọa lạc tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1).

Trà Sử quán tọa lạc tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1).

Trở về từ Pháp, Danh Trần tiếp tục đam mê tìm hiểu về trà. Có nhiều cơ hội tiếp xúc với các hội nhóm yêu trà, đến những vùng trà ở khắp Việt Nam, anh có thêm chất liệu kiến thức về văn hóa trà Việt. Đối với Danh Trần, câu chuyện lịch sử, văn hóa của trà Việt Nam xứng đáng được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt là khách du lịch và bạn bè quốc tế, những người đã quen thuộc với Kungfu trà Trung Quốc hay trà đạo Nhật Bản.

Anh trăn trở với mong muốn trà Việt xuất hiện nhiều hơn trong những sự kiện, hội họp như một hình thức “Teabreak made in Vietnam”. Việc uống trà không chỉ dừng lại như một loại thức uống mà còn mang giá trị tinh thần, sức khỏe, đồng thời tôn vinh những giá trị văn hóa di sản truyền thống của dân tộc mình.

Tại Trà Sử quán còn thường xuyên diễn ra nhiều chương trình giao lưu, workshop tìm hiểu về các loại hình văn hóa truyền thống.

Tại Trà Sử quán còn thường xuyên diễn ra nhiều chương trình giao lưu, workshop tìm hiểu về các loại hình văn hóa truyền thống.

Khách đến Trà Sử quán không chỉ được tự lựa chọn, pha trà theo sở thích cá nhân, mà còn được lắng nghe, trò chuyện về trà. Ngoài ra, tại đây còn thường xuyên diễn ra nhiều chương trình giao lưu, workshop tìm hiểu về các loại hình văn hóa truyền thống khác: âm nhạc dân tộc, đờn ca tài tử, mỹ thuật hoặc ẩm thực truyền thống. Đây là điểm đến phù hợp với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa trà nói riêng, văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung.

Bi Lê
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES