Trải nghiệm mới ở Huế: Tham quan và đọc sách trong tòa thư viện cổ

22/04/2022

Nhân ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (20/42022), Huế chính thức mở cửa trở lại di tích Tàng Thư Lâu (lầu Tàng Thư). Từ nay, đây sẽ là nơi chào đón du khách và người dân đến tham quan, đọc sách miễn phí vào các ngày trong tuần.

Một "tàng kinh các" của Việt Nam

Theo Đại Nam thực lụcĐại Nam nhất thống chí, Tàng Thư lâu (藏書樓) được xây dựng vào mùa hè năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Điều đặc biệt - khác với hầu hết các công trình khác của nhà Nguyễn, Tàng Thư lâu nằm ở một vị trí biệt lập trên hòn đảo giữa hồ Học Hải; "cách ly" hoàn toàn với đất liền, chỉ thông thương bằng một cây cầu đá.

Empty
Empty

Thử Thống Chế Đoàn Đức Luân cùng với 1.000 binh lính trực tiếp thi công công trình. Tòa nhà được xây dựng bằng gạch và đá gồm hai tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái; nằm trên hòn đảo hình chữ nhật (kích thước khoảng 45 m × 65 m) giữa hồ Học Hải.

Lầu được thiết kế và xây dựng một cách khoa học và tính toán chặt chẽ: xung quanh là hồ sâu để tránh hỏa hoạn, chống được sự xâm nhập của các loài gặm nhấm; tầng dưới được rải nhiều lưu huỳnh để khử kiến, gián, mối, mọt...; tầng trên - nơi có chức năng chứa tư liệu - được trổ nhiều cửa, xung quanh xây lan can thưa để thông thoáng khí, tránh ẩm mốc.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Dưới thời Minh Mạng, Tàng Thư lâu được bảo vệ bằng những biện pháp tốt nhất lúc bấy giờ. Đây trở thành nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ, cùng nhiều tài liệu khác của triều đình nhà Nguyễn. Sau này, Tàng Thư lâu cũng được nhìn nhận là một "tàng kinh các" hiếm hoi của Việt Nam, bởi sở hữu nhiều tài liệu văn bản liên quan đến sinh hoạt của triều đình và sự biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty

Nhờ các kĩ thuật xây dựng khéo léo, Tàng Thư lâu hoạt động trong khoảng 120 năm dưới thời nhà Nguyễn (1825-1945). Cho đến khi triều Nguyễn cùng chế độ quân chủ khép lại, Tàng Thư lâu ngưng hoạt động, khối lượng tài liệu khổng lồ ở nơi đây cũng bị tiêu tán và hủy hoại dần qua chiến tranh.

Trở thành điểm tham quan, đọc sách miễn phí cho công chúng

Trong một quãng thời gian khá dài, Tàng Thư lâu gần như trở thành một tòa thư viện bị lãng quên. Cho đến năm 2015, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành trùng tu Tàng Thư lâu với kinh phí hơn 24 tỷ đồng. Trung tâm cũng sửa sang, bổ sung và trưng bày thêm nhiều sách và tài liệu khác, nhằm đưa Tàng Thư lâu thành điểm đến phục vụ công chúng.

Đến ngày 20/4/2022 vừa qua, nhân ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, và cũng trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tàng Thư lâu chính thức mở cửa trở lại với một diện mạo hoàn thiện. Đặc biệt, du khách từ nay có thể đến Tàng Thư lâu để tham quan và đọc sách miễn phí.

Empty
Empty
Empty

Hiện tại, lầu Tàng Thư sở hữu hơn 70.000 đầu sách thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như: sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách Mỹ thuật, Kiến trúc, Văn hóa, Phật giáo, Tôn giáo, Tín ngưỡng, Ngôn ngữ học, bản đồ,... Hệ thống lưu trữ của lầu Tàng Thư cũng sẽ liên tục được cập nhật, bổ sung và đa dạng hóa các loại hình tư liệu. Bên cạnh đó, hơn 4.000 bức ảnh và video về xứ Huế xưa và nay cũng được lưu trữ và cập nhật liên tục tại đây.

Khách tham quan có thể mượn sách và ngồi đọc tại thư viện (từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần, trừ các ngày lễ, tết). Ban quản lý lầu Tàng Thư cũng cho phép du khách tự do chụp ảnh ở khu vực kiến trúc bên ngoài.

Thông tin thêm

Sáng 20/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 tại di tích lầu Tàng Thư. Sự kiện bao gồm một chuỗi các buổi tọa đàm, hoạt động trưng bày về các tác phẩm lịch sử.

Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến như: trưng bày triển lãm “Quốc sử quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế”; triển lãm và thuyết trình bản "Kiều" chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn; hoạt động "Di sản với học đường" cùng hội thi “Chia sẻ cuốn sách hay” của học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ...

Anh Thi - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh, Lê Huy Hoàng Hải
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES