Khu ổ chuột Ấn Độ không quá đáng sợ
Các khu ổ chuột (hay slum hoặc slumdog) tại Mumbai (Ấn Độ) không được ghi chính xác thời gian thành lập. Nó chỉ thật sự được cả thế giới biết đến nhờ bộ phim ăn khách Triệu phú khu ổ chuột (Slumdog Millionaire), phát hành cách đây hơn 10 năm. Bộ phim đánh thức cả thế giới về một thế giới khác đang tồn tại.
Mumbai là đô thị có nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất quốc gia Nam Á này. Một phần Mumbai trông giống như châu Âu thu nhỏ. Một phần khác thì xập xệ. Trong xập xệ đó có có hàng chục khu ổ chuột và hàng triệu người đang sống ở đó.
Slum Dharavi là slum thuộc hàng lớn nhất thế giới và có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Slum Dharavi có diện tích khoảng 2 km2, chưa hơn 1 triệu người cùng chung sống, được xem là một trong những khu ổ chuột rộng lớn nhất thế giới. Tất cả số liệu này biến Dharavi thành khu vực có mật độ dân cư rất cao trên toàn cầu, nơi chỉ cần bước ra khỏi nhà là những người hàng xóm đã có thể chạm mặt nhau..
Khung cảnh của slum nhỏ, chật, mùi và nhiều chuột. Đây là đặc điểm chung của những khu ổ chuột tại Ấn Độ.
Khác với khung cảnh của khu ổ chuột thì con người nơi đây lúc nào cũng vui tươi, họ cười nói rất nhiều. Vui hơn cả là dịp họ tổ chức một lễ hội tôn giáo địa phương.
Người dân Trung Quốc đa số không dùng nhiều mạng xã hội
Trước khi đến với Trung Quốc, chắc hẳn nhiều người Việt Nam cũng đã thử ăn quá rất nhiều món ăn Trung Hoa. Các món ăn Trung Hoa đa dạng. Tuy nhiên, tất cả đều được biến tấu theo khẩu vị của người Việt Nam.
Một số món ăn tại Trung Quốc đại lục siêu cay, người dân đại lục không dùng Facebook phổ biến. Đó là điều mà những người không ăn được cay nên luôn ghi nằm lòng khi đi nước ngoài. Khi người phục vụ bày ra thì đấy là món lẩu siêu cay, siêu nồng. Lúc đó phải bỏ qua sự ngon để ăn cho no, cho xong.
Ngoài ra, một trong những vẫn đề mà du khách hay gặp khi đi du lịch Trung Quốc là bị giới hạn truy cập Internet bởi chính phủ sở tại, được biết đến như “Tường lửa Vạn lý Tường thành của Trung Hoa”. Đặc biệt các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube cũng như các trang tin tức nước ngoài đều bị chặn bởi chính phủ. Tuy nhiên, tại Trung Quốc chỉ sử dụng các ứng dụng nội địa có tính năng tương tự những ứng dụng toàn cầu. Để có thể truy cập được chúng thì phải dùng VPN.
Châu Âu không phải nơi nào cũng hoa lệ
Châu Âu hiện đang được nhiều du khách săn đón. Thậm chí, nhiều người còn không đặt mục tiêu đến các nước gần Việt Nam trước mà chỉ có một mong muốn được đến châu Âu một lần trong đời.
Dễ thấy qua mạng xã hội, phim ảnh thì châu Âu rất đẹp đẽ, lộng lẫy, nơi của sự sang giàu khó chạm tới được. Những thứ chúng ta thấy về châu Âu thường hoa lệ và một phần trong những tác phong của người phương Tây trở thành những tiêu chuẩn về con người văn minh - đó là vấn đề của lịch sử.
Nếu đến các nước Pháp, Bỉ, Italy... đúng là có sự choáng ngợp bởi các công trình kiến trúc với lối nghệ thuật đỉnh cao. Những viên gạch lót đường dù nhỏ nhất cũng được xếp rất chỉn chu. Các tác phong trong mua bán ở siêu thị thì không cần phải bàn, quy trình rất gọn gàng và không có những bước thừa.
Mọi thứ dường như đều rất tốt đẹp nếu như không đến các khu vực xa trung tâm. Khung cảnh trở nên hoàn toàn khác biệt. Và không tránh khỏi được những tệ nạn như móc túi, mất trộm khi di chuyển trên các phương tiện công cộng của những thành phố châu Âu. Những đối tượng này hoạt động dường như rất chuyên nghiệp, động tác dứt khoát, rất nhanh.
Một số địa điểm hiện lên với khung cảnh khá nhếch nhác. Những cảnh tượng mà không một du khách nào có thể tưởng tượng rằng chúng sẽ xuất hiện ở các quốc gia châu Âu. Châu Âu cũng có những hàng quán bán trên vỉa hè chứ không chỉ có siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện đại. Giá mua ở các cửa hàng như thế thường rẻ hơn.