Gửi gắm thông điệp bảo vệ thiên nhiên qua bộ ảnh cá voi săn mồi ở Đề Gi

25/08/2022

4 ngày "săn" cá voi tràn đầy cảm xúc của nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử. Qua bộ ảnh trên, anh mong muốn lan tỏa ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của những loài vật quý hiếm.

Trở về từ chuyến "săn" cá voi, nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An cảm thấy hài lòng về những tác phẩm anh đã bỏ rất nhiều công sức mới chụp được. Được biết, anh đã mất tới 4 ngày lênh đênh trên biển Vĩnh Lợi, gần cửa biển Đề Gi mới có thể bắt gặp cá voi xuất hiện. Chia sẻ trên trang cá nhân, khoảnh khắc mẹ con cá voi xuất hiện, Quỷ Cốc Tử hưng phấn đến tê liệt cảm giác, chỉ còn ngón tay mải miết bấm máy.

Hình ảnh 2 mẹ con cá voi đang săn mồi.

Hình ảnh 2 mẹ con cá voi đang săn mồi.

Cá voi nổi lên chuẩn bị đớp mồi.

Cá voi nổi lên chuẩn bị đớp mồi.

Lớp nang bên trong miệng cá voi đẩy nước ra và giữ cá lại.

Lớp nang bên trong miệng cá voi đẩy nước ra và giữ cá lại.

Trả lời Travellive, nhiếp ảnh gia không giấu nổi sự vui mừng khi chứng kiến sự xuất hiện của cá Ông ở vùng biển Đề Gi, Việt Nam. Trước đó, anh chỉ được chứng kiến cá voi trên Internet hay ở những vùng biển nước ngoài khác. Chuyến "săn" cá voi lần này, Hải An có cơ hội 2 lần chiêm ngưỡng kĩ càng mọi hoạt động của cá voi qua ống kính và bằng mắt thường ngay tại vùng biển quốc gia. Đó là một cảm giác khó tả.

"Mình cảm thấy cá voi xuất hiện ở biển Đề Gi như là dấu hiệu cho sự thay đổi của thiên nhiên hay ngành du lịch nước mình", Ngô Trần Hải An nói.

Theo Quỷ Cốc Tử, tấm ảnh mà anh tâm đắc nhất trong bộ ảnh chụp cá Ông là bức "Ánh mắt đại dương". Anh giải thích rằng để chụp cận cảnh ánh mắt của cá voi lúc ngoi lên đòi hòi sự kiên nhẫn cực kì cao và tay máy vững vàng. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng cho việc làm nổi bật ánh mắt cá voi. Hải An tâm sự rằng bản thân anh rất may mắn khi ánh sáng lúc đó vô tình đồng bộ với hành động của chú cá.

Nơi nào có chim là nơi cá ông xuất hiện.

Nơi nào có chim là nơi cá ông xuất hiện.

Bức ảnh

Bức ảnh "Ánh mắt đại dương".

Cá voi xuất hiện tại biển Việt Nam là một hiện tượng hiếm có.

Cá voi xuất hiện tại biển Việt Nam là một hiện tượng hiếm có.

Sau khi kết thúc 4 ngày lênh đênh trên biển Đề Gi, Hải An luôn mong ngóng một ngày quay về. Anh muốn được chụp thêm nhiều tác phẩm về cặp cá voi xanh. Mỗi ngày, anh đều thường xuyên gọi điện ra đó hỏi Tài, một trong những người đầu tiên phát hiện ra cá voi. Hải An nhờ Tài báo cho anh biết tình hình của cặp cá voi và lúc có thời gian anh sẽ về Đề Gi tiếp tục theo đuổi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Hiện tại, mình có niềm đam mê bất tận với việc chụp ảnh thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là những động vật quý hiếm", Hải An chia sẻ.

Trong tương lai, Quỷ Cốc Tử dự định thực hiện nhiều bộ ảnh về rùa biển Việt Nam, chụp vọoc ở vườn quốc gia Sơn Trà, chụp chim ở Tràm Chim và các vườn quốc gia khác. Anh mong muốn bản thân có cơ hội ghi lại được những hình ảnh của thiên nhiên và động vật Việt Nam. Dự án giúp anh thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh, một phần Hải An muốn lan tỏa những hình ảnh đó giúp nâng cao nhận thức bảo tồn môi trường thiên nhiên nước nhà.

Lênh đênh trên biển 4 ngày mới chụp được ảnh cá voi.

Lênh đênh trên biển 4 ngày mới chụp được ảnh cá voi.

Khi được hỏi về những tour ngắm cá voi tự phát tại Đề Gi, nhiếp ảnh gia cho rằng sự can thiệp của chính quyền là điều cần thiết. Anh giải thích rằng mọi hoạt động du lịch đều cần được quản lý hiệu quả. Các nhà chức trách và nhà bảo tồn địa phương là những người nhiều hiểu biết về khu vực nên họ cần hợp tác để bảo tồn nguồn lực một cách hợp lý.

"Đây là một loại hình du lịch hoàn toàn mới. Nếu ta làm không khéo sẽ để lại thiệt hại khó lường", Quỷ Cốc Tử cho biết.

Theo kinh nghiệm cá nhân của Hải An, khi quan sát cá voi thì tuyệt đối không được tiếp cận quá gần để tránh đánh động loại sinh vật này. Nên đậu thuyền cách xa để cá Ông tùy ý di chuyển tránh làm Ông hoảng sợ hay đâm trúng. Theo IUCN, thuyền du lịch không nên tiếp xúc ở phía trước hay phía sau cá voi mà nên tiếp cận từ bên hông.

Khoảng một tháng nay, cá voi liên tục xuất hiện gần cửa biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát và khu vực Vũng Bồi, Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Sự xuất hiện của cá voi đã thu hút du khách và nhiều nhiếp ảnh gia.

Hành trình săn cá voi không hề dễ dàng.

Hành trình săn cá voi không hề dễ dàng.

Cá Ông xuất hiện ở Biển Đề Gi/Vĩnh Lợi, thuộc Phù Mỹ, Bình Định có tên gọi là cá voi Bryde, đây là loại cá voi lưng xám có tên trong sách đỏ IUCN bị đe doạ nguy cơ tuyệt chủng. Theo ngư dân trong khu vực, cá voi thường xuất hiện để săn mồi từ 5h30 hoặc chiều muộn, khoảng 16h30. Thông thường chúng săn mồi trong một tiếng rồi rời đi. Tuy nhiên, "lịch trình" này có thể thay đổi bất ngờ nên hành trình săn ảnh cá voi không hề đơn giản.

Để săn ảnh cá voi, từ sân bay Phù Cát, Hải An đã thuê taxi đi về cảng Đề Gi, Vĩnh Lợi, rồi từ đây thuê tàu để ra biển. Hiện, giá thuê tàu thuyền ra biển khoảng 1,5 triệu đồng, tùy thời gian. Từ bờ ra vùng biển gặp cá voi phải di chuyển khoảng 20-30 phút đi tàu. Thông thường, khi thấy chim biển tụ tập bay quần thảo chỗ nào thì cá Ông sẽ ngoi lên chỗ đó.

Anh Thi - Nguồn: Ảnh: Ngô Trần Hải An
RELATED ARTICLES