Theo đó, triển lãm tái hiện lại những bức tranh của các nghệ sỹ nổi tiếng một cách đa chiều hơn, với những, vật thể, âm thanh và mùi vị đi kèm giúp những khách tham quan đặc biệt có thể thưởng thức tác phẩm bằng các giác quan khác. Cũng vì thế, đây là triển lãm độc nhất mà khách tham quan được khuyến khích “sờ vào hiện vật".
Với những người có thị lực bình thường mà vẫn muốn được thưởng thức triển lãm theo đúng tinh thần của sự kiện, nhà tổ chức sẽ cung cấp cho họ một chiếc băng bịt mắt.
Một trong những bức tranh được tái hiện tại buổi triển lãm là bức ''Still Life with Fruit, Nuts and Cheese'' của danh họa Hà Lan Floris van Dyck, vẽ năm 1610. Faridel Manssouri, một khách tham quan khiếm thính, cho biết ấn tượng đầu tiên khi đến sự kiện là những mùi vị rất chân thực. Lần từng ngón tay trên những chi tiết của bức tranh được tái hiện, anh cảm thấy rất thích thú khi có thể ngửi thấy mùi và sờ vào cả miếng phô mai trên đó. Anh cũng rất ngạc nhiên khi có thể cảm nhận cả một bàn đồ ăn trong tác phẩm của họa sĩ người Hà Lan được treo trên tường mà không có món nào bị rơi.
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện dự án, nghệ sỹ Jasper Udink ten Cate và nhà thiết kế Jeroen Prins cho biết, họ bắt đầu nghĩ đến việc tổ chức buổi triển lãm khi kinh doanh các loại thực phẩm theo ý tưởng của một tác phẩm nghệ thuật. Bộ đôi đã đặc biệt ấn tượng với một nữ khách hàng khiếm thị, khi cô tỏ ra đặc biệt thích thú với những sản phẩm này và chính điều đó đã khơi lên ý tưởng cho họ bắt tay vào thực hiện dự án.
Steffie Maas, đại diện Bảo tàng Trung tâm Utrecht, cho rằng “Blind Spot” là một thử nghiệm trên con đường hướng đến sự hoàn thiện, bao gồm mở rộng cơ hội tiếp cận các tác phẩm theo nhiều cách khác nhau và nâng cao cơ sở vật chất đáp ứng nhiều phân khúc khách tham quan.